Nguồn tin: Báo Phú Yên, 15/12/2015
Ngày cập nhật:
16/12/2015
Thu hoạch tôm đúng phương pháp và bảo quản tốt sẽ nâng cao giá trị, hiệu quả và làm gia tăng giá trị sản phẩm.
Phương pháp thu hoạch: Trước khi thu hoạch tôm cần chọn thời điểm tôm cứng vỏ, kích cỡ tôm đạt tiêu chuẩn (tôm thẻ chân trắng 60 - 80 con/kg, tôm sú 35 - 50 con/kg). Chuẩn bị đủ dụng cụ (tấm bạt, vợt, rổ, xô nhựa, thùng cách nhiệt, nước sạch, đá sạch, giai, lưới…), tùy theo sản lượng tôm cần thu hoạch mà bố trí nhân lực cho hợp lý. Phương pháp thu hoạch phổ biến được áp dụng hiện nay là thu cạn hoặc thu bằng lưới có xung điện. Thu cạn là phương pháp hiệu quả nhất, tốn ít thời gian, tôm đạt chất lượng, ít bị dập vỏ, đáy ao không bị khuấy động, nước không bị đục, tôm sạch. Tháo 30% lượng nước trong ao, dùng lưới vét có chiều dài tối thiểu bằng chiều dài một cạnh bờ ao để kéo thu tôm. Chỉ kéo thu tôm trên từng phần diện tích ao, khi thu được phần lớn số lượng tôm trong ao mới vét toàn bộ diện tích ao, sau đó bơm cạn, thu hết số tôm còn lại. Tuy nhiên, chỉ có thể sử dụng phương pháp này ở những hệ thống nuôi tôm được thiết kế đảm bảo tháo nước khoảng 4 - 6 giờ, nước có thể cạn hết.
Đánh lưới tôm, là phương pháp hiện nay được người nuôi sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là cần dùng xung điện, làm xáo động đáy ao, tôm có thể bị lẫn bùn đất. Thường thu tôm vào sáng sớm hoặc chiều mát. Trước khi thu, tháo bớt nước đến mức có thể để thu hoạch được dễ dàng hơn.
Ngoài ra, trong một số mô hình nuôi tôm quảng canh, người nuôi còn dùng một số phương pháp thu hoạch như dùng đăng chắn, chài… Lợi dụng tập tính bơi ngược dòng nước của tôm, người nuôi có thể dùng đăng thu hoạch tôm. Phương pháp này thường áp dụng khi nuôi tôm diện tích rộng. Khi muốn thu tỉa những con đạt kích cỡ, áp dụng ở đầm, ao nuôi có đáy gồ ghề, người nuôi có thể dùng chài thu hoạch tôm. Khi thu hoạch bằng chài, chú ý bắt tôm lúc trời mát.
Phương pháp bảo quản: Sau khi kéo lưới, cho tôm vào giai lưới được đặt nơi có nguồn nước sạch, mật độ 300 - 350 con/m3. Để bảo quản theo cách này, cần đảm bảo tôm thu hoạch phải sống, khỏe mạnh, không xây xát. Trong quá trình bảo quản cần dùng máy sục khí để tăng lượng ôxy hòa tan trong giai, thời gian bảo quản tôm trong giai không quá 5 giờ, sau đó cần đưa ngay tới nơi tiêu thụ.
Bảo quản khi tôm chết, cần rửa và chọn tôm ở nơi thoáng mát. Tôm được để trên tấm nhựa hoặc rổ nhựa rửa sạch, không để tôm rơi trực tiếp xuống đất, sàn gỗ hoặc nền xi măng. Gây chết bằng nước đá lạnh theo tỉ lệ 2 phần tôm, 1 phần đá và 1 phần nước. Đổ nước vào thùng nhựa hoặc thùng cách nhiệt. Cho nước đá xay với tỉ lệ 10kg đá trong 10 lít nước. Khuấy đều cho nước đá tan, cho 20kg tôm vào thùng, đậy nắp lại và giữ nước khoảng 30 phút. Sau khi tôm được làm lạnh, tiến hành vớt tôm và chuyển sang ướp với đá xay trong thùng cách nhiệt. Rải một lớp đá khoảng 10cm ở đáy thùng cách nhiệt. Sau đó xếp lần lượt một lớp tôm một lớp đá. Tỉ lệ tôm và nước đá phụ thuộc thời gian vận chuyển. Nếu thời gian bảo quản không quá 12 giờ, ướp tôm với tỉ lệ 10kg tôm với 5kg đá; thời gian vận chuyển 12 - 14 giờ, ướp tôm với tỉ lệ 10kg tôm với 10kg đá. Trên cùng phủ một lớp đá dày hơn 10cm, đậy kín nắp thùng và bảo quản nơi thoáng mát. Chú ý, thường xuyên kiểm tra thùng bảo quản tôm để kịp thời khắc phục các sự cố như rò rỉ, đá tan nhanh…
NGỌC NHƯ (tổng hợp)
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155
Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.