Nguồn tin: Báo Thanh Hóa, 16/12/2015
Ngày cập nhật:
17/12/2015
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa).
Thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường... là những nguyên nhân chính gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi thủy sản. Trong khi đó công tác thú y, phòng chống, kiểm soát dịch bệnh thủy sản chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Đến khi dịch bệnh xảy ra mới thấy công tác thú y thủy sản đang còn bỏ ngỏ.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 18.400 ha nuôi thủy sản, trong đó 1.500 ha nuôi ngao, 3.903 ha nuôi tôm sú, 170 ha nuôi tôm thẻ chân trắng, 10.350 ha nuôi cá nước ngọt... Thời gian qua, các địa phương đã chủ động đầu tư thâm canh, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào nuôi thủy sản và xác định đối tượng nuôi trồng chủ lực. Nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, đang được nhân rộng ở các địa phương.
Trên địa bàn huyện Hoằng Hóa có trên 2.270 ha nuôi thủy sản nước lợ, nước ngọt, nước mặn, trong đó, diện tích nuôi công nghiệp gần 45 ha, tập trung ở các xã Hoằng Yến, Hoằng Trường, Hoằng Phụ. Trong vụ tôm hè thu năm 2015 (trung tuần tháng 6), một số diện tích nuôi tôm của huyện Hoằng Hóa đã xảy ra tình trạng tôm chết cục bộ, gây thiệt hại cho các hộ nuôi thủy sản. Nguyên nhân dẫn đến việc tôm chết được xác định là do thời tiết nắng nóng, môi trường nước bị ô nhiễm, đặc biệt là mực nước tại các ao chưa đạt độ sâu cho phép. Nhằm khắc phục tình trạng này, huyện Hoằng Hóa đã chỉ đạo các địa phương, các chủ ao nuôi xử lý môi trường bằng các chế phẩm sinh học, bổ sung mực nước vào những ao chưa đạt độ sâu tối thiểu...
Bà Lê Thị Thanh Hiếu, Phó trưởng Trạm Thú y Hoằng Hóa, cho biết: Hiện tại, trạm chưa có cán bộ chuyên môn thủy sản nên việc giám sát, phát hiện dịch bệnh thủy sản gặp nhiều khó khăn. Việc tuyên truyền pháp lệnh thú y, các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực thú y đến mọi tầng lớp nhân dân còn hạn chế. Do đó, một bộ phận người dân tham gia vào các lĩnh vực liên quan đến thú y chưa hiểu hoặc chưa có ý thức chấp hành nghiêm các quy định. Vẫn còn tình trạng không tự giác khai báo kiểm dịch, buôn bán thuốc thú y không có giấy phép kinh doanh và giấy phép của ngành theo quy định, bán các loại vắc-xin không được phép bán, bán thuốc thú y cấm sử dụng, thuốc hết hạn sử dụng, thuốc kém chất lượng...
Theo thống kê của Chi cục Thú y tỉnh, trong năm 2015, bệnh đốm trắng trên tôm sú xảy ra tại 3 xã của hai huyện Nông Cống, Quảng Xương làm 79 ha tôm nuôi bị bệnh; bệnh hoại tử gan tụy xảy ra tại 5 xã của các huyện Hậu Lộc, Nga Sơn, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Tĩnh Gia làm 12 ha tôm thẻ chân trắng bị bệnh; hiện tượng ngao chết do môi trường nước bị ô nhiễm xảy ra tại xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa) làm 7 ha ngao nuôi bị chết. Dịch bệnh cũng xảy ra ở nhiều đối tượng nuôi khác như bệnh lở loét ở cá, bệnh đục thân do virus trên tôm càng xanh, hiện tượng đen mang ở tôm hùm... gây thiệt hại hàng tỷ đồng của bà con nông dân.
Đồng chí Lê Đức Giang, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết: Hiện nay, người nuôi trồng thủy sản vẫn âm thầm chịu đựng tổn thất, thậm chí lâm cảnh nợ nần khi có dịch bệnh xảy ra. Trong khi dịch bệnh ở vật nuôi lại được quan tâm, đầu tư khá lớn. Khi có dịch bệnh với đàn vật nuôi xảy ra, các ngành chức năng lập tức vào cuộc, người nuôi được bồi thường thiệt hại... Nhưng với lĩnh vực thủy sản thì người nuôi hoàn toàn mất trắng, thiệt hại là rất lớn, lên tới hàng tỷ đồng... Do đó, công tác phòng chống, kiểm soát, dập tắt dịch bệnh trong thủy sản cần có sự đầu tư hoặc hoạt động hiệu quả.
Trong khi đó, lực lượng cán bộ và bác sĩ thú y quá mỏng, không đáp ứng được nhu cầu phòng chống, kiểm soát dịch bệnh. Hiện nay, nhiều địa phương, cán bộ làm công tác thú y vật nuôi vẫn kiêm nhiệm thú y thủy sản mặc dù đây là hai lĩnh vực cần kiến thức, kinh nghiệm chuyên sâu. Bên cạnh đó, năng lực chuyên môn của cán bộ phục vụ công tác thú y thủy sản vẫn còn nhiều hạn chế; hệ thống phòng thí nghiệm, công nghệ kiểm tra, chuẩn đoán bệnh thủy sản chưa được đầu tư đồng bộ...
Lê Hợi
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155
Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.