Nguồn tin: Báo Khánh Hòa, 24/12/2015
Ngày cập nhật:
27/12/2015
Nằm trong Chương trình hỗ trợ chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ (KHCN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi giai đoạn 2011 - 2015, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) được triển khai thí điểm mô hình nuôi cá chim vây vàng. Tuy nhiên, do một số hộ chưa tuân thủ đúng kỹ thuật nuôi nên hiệu quả không đồng đều.
Hiệu quả không đồng đều
Từ tháng 5, gia đình ông Nguyễn Văn Ken (thôn Suối Cam, xã Cam Thành Bắc) ký hợp đồng với Trạm Khuyến công - nông - lâm - ngư huyện thực hiện mô hình nuôi cá chim vây vàng trong ao đất. Với diện tích 5 sào đìa, gia đình ông thả ghép 3.000 con giống (hỗ trợ giống 50%) vào ao đang thả nuôi gần 3.000 con cá mú, mật độ nuôi chừng 1 đến 2 con/m2. Tuy nhiên, sau 7 tháng nuôi, cá chim vây vàng mới đạt khoảng 0,35kg/con, tỷ lệ sống chỉ đạt 52%, thấp hơn nhiều so với lý thuyết (75 - 90%). Ông Ken cho biết, tuần trước, do mưa nhiều, bờ bao vỡ, cá trôi sang ao khác, gia đình ông chưa thống kê được thất thoát. Tính ra, với tổng vốn đầu tư gần 78 triệu đồng, nếu thu 1,2 tấn cá chim vây vàng, giá bán 120.000 đồng/kg, dự kiến nhà ông đạt doanh thu 144 triệu đồng, lãi hơn 60 triệu đồng. Tuy nhiên, với người nuôi thủy sản, hiệu quả như vậy là chưa cao.
Kiểm tra sự phát triển của cá tại hộ ông Phạm Ngọc Sự
Trong khi đó, hộ ông Phạm Ngọc Sự (tổ dân phố Bãi Giếng 2, thị trấn Cam Đức) không chọn cách nuôi ghép, chỉ thả nuôi 7.000 con cá chim vây vàng trên diện tích 4 sào ao (được hỗ trợ một phần về giống, vật tư). Qua 8 tháng thả nuôi, hiện nay, cá nhà ông đạt 0,45 - 0,5kg/con, tỷ lệ sống 73%. Tính tại thời điểm này, với giá bán khoảng 120.000 đồng/kg, ông Sự lãi gần 92 triệu đồng (tỷ suất lợi nhuận/doanh thu gần 30%).
Được biết, đây là những hộ được chọn tham gia thí điểm nuôi cá chim vây vàng theo Chương trình hỗ trợ chuyển giao tiến bộ KHCN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi giai đoạn 2011 - 2015, do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN (Sở KHCN) chủ trì thực hiện. Hiện nay, ngoài các hộ được chọn tham gia mô hình, trên địa bàn huyện Cam Lâm cũng có khá nhiều hộ nuôi cá chim vây vàng. Tuy nhiên, do không tuân thủ đúng kỹ thuật nuôi nên tỷ lệ cá chết cao, hiệu quả nuôi đạt thấp.
Khuyến cáo nuôi đúng kỹ thuật
Là người trực tiếp triển khai đề tài cấp tỉnh, Thạc sĩ Nguyễn Khánh Nam (Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN) đánh giá, so với các mô hình cùng tham gia thực hiện dự án, mô hình của ông Phạm Ngọc Sự có sự đầu tư bài bản, bám sát kỹ thuật nên tốc độ sinh trưởng của cá tương đối nhanh, phát triển đồng đều, hệ số thức ăn thấp. Cá chim vây vàng dễ nuôi, cỡ cá thương phẩm vừa phải (0,5 - 1kg), thời gian nuôi khoảng 1 năm nên chi phí đầu tư, giá cá thương phẩm tính theo đầu con thấp hơn nhiều đối tượng cá biển khác, giàu tiềm năng phát triển, mở rộng thị trường. Vì vậy, khả năng duy trì và phát triển nghề nuôi cá chim vây vàng rất khả quan nhưng cần có lộ trình cụ thể.
Theo bà Nguyễn Thị Nhặn - Phó Trưởng trạm Khuyến công - nông - lâm - ngư huyện Cam Lâm, cá chim vây vàng sinh trưởng nhanh, chậm khác nhau tại các mô hình do nhiều nguyên nhân, chủ yếu do nguồn nước, vùng nuôi, kỹ thuật nuôi. Đây là đối tượng nuôi mới, ít dịch bệnh, tỷ lệ sống có thể đạt hơn 95%. Nhưng loài này hoạt động mạnh, phàm ăn nên đòi hỏi hàm lượng ôxy hòa tan trong ao lớn. Vì vậy, cần chú ý mật độ nuôi, phù hợp nhất là 0,5 - 1 con/m2. Việc nuôi ghép cá chim vây vàng với cá mú sẽ góp phần đa dạng đối tượng nuôi, nâng cao giá trị thương phẩm nếu bảo đảm mật độ nuôi. Ngoài ra, để đủ ô xy, từ tháng thứ hai, cần quạt nước hàng ngày từ 24 giờ hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau. Hàng tháng, thay 20 - 30% lượng nước ao nuôi. Về thức ăn, sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi (dùng cho cá nuôi nước mặn, lợ) là tốt nhất. Nếu nuôi đúng kỹ thuật, sau 10 - 12 tháng, cá có thể đạt từ 0,65 - 0,7kg/con. “Quan trọng nhất là chăm sóc đúng kỹ thuật, đặc biệt đảm bảo hàm lượng ô xy trong ao nuôi”, bà Nhặn nói.
Được biết, vừa qua, xã Cam Thành Bắc đã tổ chức hội thảo nuôi cá chim vây vàng cho 40 hộ dân trong xã. Huyện cũng đã tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nuôi cá chim vây vàng cho 120 hộ thuộc 5 xã vùng ven biển.
TIỂU MAI
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155
Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.