Nguồn tin: VGP, 26/02/2015
Ngày cập nhật:
28/2/2015
Theo báo cáo và nghiên cứu tại các tỉnh có nuôi cá chạch bùn, trong quá trình nuôi chưa phát hiện các loại bệnh mới. Người dân có thể yên tâm tiếp tục phát triển nuôi cá chạch bùn, tuy nhiên, cần áp dụng theo đúng các quy trình kỹ thuật nuôi và khuyến cáo của các nhà khoa học.
Qua Cổng TTĐT Chính phủ, ông Nguyễn Văn Cương (tỉnh Ninh Bình) phản ánh, hiện nay thông tin về loại cá chạch bùn không thống nhất, có ý kiến cho rằng loại cá này có thể phát tán mầm bệnh mới cho các loại thủy sản hiện có tại địa phương nên không khuyến khích nuôi. Tuy nhiên, lại có thông tin khẳng định đây là loại thủy sản có giá trị kinh tế cao, có nơi đã cho sinh sản nhân tạo thành công hàng triệu con giống để cung cấp cho thị trường.
Các thông tin khác nhau khiến người dân lúng túng trong việc đầu tư nuôi cá chạch bùn. Ông Cương đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, có thông tin chính thức về vấn đề này.
Về vấn đề này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến như sau:
Cá chạch bùn (Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842) thuộc giống cá chạch bùn Misgurnus Lacépère 1803, họ cá chạch Cobitidae, bộ cá chép Cypriniformes, ở nước ta, cá thường được phân bố ở vùng đồng bằng, trung du miền núi phía Bắc, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Cá có mình dài, đoạn trước vây bụng hình ống tròn, đoạn sau dẹt dần, cuống đuôi dẹt mỏng, đầu tương đối nhọn, mắt nhỏ có da che phủ, là loài sống đáy, thường sống ở khu vực nông của sông, hồ,ao, ruộng, kênh mương. Cá ăn tạp, lúc nhỏ ăn động vật là chính, về sau chuyển dần sang ăn tạp, giai đoạn trưởng thành ăn thực vật là chủ yếu.
Ở nước ta, cá chạch bùn đã tiến hành cho sinh sản nhân tạo thành công, chủ động được nguồn giống nên đã được bà con nông dân các tỉnh trong cả nước phát triển nuôi thương phẩm trong ao, bể và ruộng, do đây là một đối tượng bản địa có giá trị kinh tế, giàu dinh dưỡng nên được người dùng ưa thích. Giá bán thương phẩm hiện nay khá cao, từ 120.000 - 200.000 đồng/kg.
Hiện nay, theo báo cáo và nghiên cứu tại các tỉnh có nuôi cá chạch bùn, trong quá trình nuôi chưa thấy, chưa phát hiện các loại bệnh mới gây thiệt hại cho người nuôi mà cá thường mắc một số bệnh hay gặp như nấm, đốm đỏ, lở loét, bệnh đường ruột… do môi trường nước ô nhiễm hoặc nuôi với mật độ cao.
Vì vậy, bà con nông dân yên tâm để tiếp tục phát triển nuôi cá chạch bùn, lưu ý trong quá trình nuôi cần áp dụng theo đúng các quy trình kỹ thuật nuôi, khuyến cáo của các nhà khoa học và cơ quan quản lý tại địa phương.
Chinhphu.vn
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2015:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.