Nguồn tin: Báo Bình Định, 18/03/2015
Ngày cập nhật:
20/3/2015
Từ năm 2013 đến nay, Công ty TNHH Nuôi trồng, chế biến thủy sản xanh (tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) đã đầu tư 30 tỉ đồng xây dựng khu nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm công nghệ cao tại thôn Tân Thắng, xã Cát Hải (huyện Phù Cát) và đã có kết quả khả quan. Tuy vậy, những tác động khách quan ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất khiến doanh nghiệp lo lắng.
Hồ nuôi tôm công nghệ cao được xây dựng trong nhà.
Quy trình nuôi tôm khác biệt
Không giống như những gì chúng tôi thường gặp trong quá trình tác nghiệp tại các vùng nuôi tôm trong tỉnh, khu nuôi tôm công nghệ cao (NTCNC) rộng 9 ha của Công ty TNHH Nuôi trồng chế biến thủy sản xanh (NTCBTSX) được bao bọc bởi tường rào kiên cố, có gắn hệ thống camera giám sát xung quanh. Người và phương tiện ra vào cổng đều được tiêu độc, khử trùng. Cách cổng ra vào khu vực nuôi tôm khoảng 100 m là nhà điều hành với những trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc kiểm tra, giám sát toàn bộ khu vực nuôi tôm.
Việc đầu tư xây dựng các hồ NTCNC cũng có sự khác biệt lớn so với nuôi tôm trên cát hay nuôi tôm bán thâm canh. Có tất cả 7 hồ (trong đó có 1 hồ chuyên chứa nước), mỗi hồ rộng 2.600 m2, sâu từ 2 - 2,6 m, đều nằm trong nhà kín. Hồ tôm xây dựng bằng bê tông xi măng và được phủ một lớp bạt bằng cao phân tử tổng hợp. Mỗi hồ được trang bị 4 máy sục khí và hệ thống máy làm lạnh hoạt động liên tục, nhằm đảm bảo nước luôn ở nhiệt độ 280C không phân tầng nước. Các trang thiết bị nói trên có thể di chuyển đến vị trí thích hợp hoặc nâng cao, hạ thấp tùy thuộc vào người điều khiển.
Quy trình NTCNC cũng rất khác biệt. Ông Nguyễn Đức Huy, Giám đốc Công ty NTCBTSX, cho biết: Trước khi thả tôm post khoảng hơn tháng, chúng tôi cho nước biển vào hồ để xử lý và bổ sung vi sinh vật có lợi vào nước, đồng thời nuôi vi sinh vật, đảm bảo được mật độ thích hợp mới thả tôm vào nuôi. Nước trong hồ luôn phải có màu đỏ úa và có rất nhiều hạt floc trôi lơ lửng, trông không bắt mắt, nhưng rất hữu dụng. Chúng tôi thả tôm với mật độ 400 con/m2, tỉ lệ tôm sống đạt 98%, cao rất nhiều lần so với mật độ thả tôm nuôi thông thường.
Thấy chúng tôi ngạc nhiên với cách làm trên, ông Huy lý giải: Trong ao nuôi tôm, thay vì nuôi tảo, chúng tôi tạo môi trường nuôi với các vi khuẩn dị dưỡng có lợi, phân hủy chất thải trong ao nuôi thành cơ chất mà tôm có thể sử dụng lại; không tạo thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển. Bởi vậy ao nuôi luôn hiện diện vi khuẩn dị dưỡng, chúng có khả năng đồng hóa chất thải hữu cơ (trong đó có thức ăn và chất thải tôm nuôi), chuyển thành sinh khối của vi khuẩn rất giàu protein trong thời gian rất ngắn mà không cần ánh sáng như các loại tảo. Các vi khuẩn dị dưỡng luôn được giữ lơ lửng liên tục trong nước, khi đã đạt mật độ nhất định, chúng sẽ kết dính với nhau thành những hạt nhỏ, gọi là hạt floc (floc có 2 - 20% tế bào sống và 60 - 70% là chất hữu cơ). Trên hạt floc, ngoài các vi khuẩn dị dưỡng, còn có nhiều sinh vật khác, như nấm, tảo, động vật phù du. Vì thế, các hạt floc có giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn thức ăn tốt cho tôm, nên đã giảm được khoảng 30% lượng thức ăn cho tôm hàng ngày, góp phần giảm phí đầu tư.
Sau khoảng 2 tháng thả nuôi, sẽ tỉa thưa những con tôm chậm lớn để bán (lượng tôm tỉa thưa từ 30 - 40% tổng lượng tôm đang thả nuôi), vừa đảm bảo tôm trong hồ phát triển tốt nhất, vừa có chi phí tiền thức ăn, tiền điện… Một tháng sau, nước từ hồ tôm được tháo sang hồ chuyên chứa nước để thu hoạch toàn bộ tôm nuôi, sau đó lại đưa nước trở lại hồ cũ để thả tôm nuôi (chỉ cần 3 ngày sau thu hoạch là có thể thả tôm nuôi) và hoàn toàn không dùng nước ngọt để nuôi tôm. Sở dĩ không thải nước ra môi trường vì nguồn nước cũ rất có giá trị. Với cách nuôi này, vấn đề môi trường xanh, sạch luôn được đảm bảo, tôm nuôi rất an toàn.
Ông Nguyễn Đức Huy kiểm tra chất lượng nước trong hồ nuôi.
Tác động khách quan đáng lo ngại
Theo ông Huy, khu NTCNC của công ty nằm gần biển, cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, là điều kiện thuận lợi để công ty phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) trên lĩnh vực này. Thực tế cho thấy, NTCNC mang lại hiệu quả kinh tế cao, gắn với việc bảo vệ môi trường. Năm 2014, Công ty đã thu được 18 tấn/hồ, bán với giá 160 ngàn đồng/kg (bình quân 56 con/kg). Vụ đầu tiên năm 2015, tôm nuôi phát triển rất tốt, dự kiến sản lượng đạt trên 18 tấn/hồ, doanh thu từ 2,2 - 2,5 tỉ đồng/hồ. Tuy vậy, hiện nay nhiều vấn đề bất cập ít nhiều tác động xấu đến hoạt động SXKD của công ty.
Khu NTCNC công ty đang đầu tư nằm gần khu dân cư, người dân xả nước thải và rác bừa bãi ra môi trường khu vực nuôi tôm của công ty, gây ô nhiễm môi trường và tăng nguy cơ dịch bệnh tôm nuôi. Dù công ty đã xây dựng tường rào cổng ngõ kiên cố, nhưng nhiều khi gia súc của người dân vẫn xâm nhập khu vực nuôi tôm. Hơn nữa, cách khu vực NTCNC của công ty không xa là khu nuôi tôm của nhiều tổ chức, cá nhân khác. Điều đáng lo ngại là nước thải, chất thải trong các hồ tôm đều được các chủ hồ tôm thải trực tiếp ra môi trường xung quanh, khiến môi trường ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng hơn. Để đảm bảo an toàn cho hoạt động nuôi tôm, nhân viên của công ty vừa phải thường xuyên chăm lo kiểm tra, giám sát, xử lý các vấn đề phát sinh trong các hồ tôm, vừa tìm cách phòng, chống các yếu tố bất lợi xâm nhập từ bên ngoài. Hoạt động SXKD rất khó phát triển khi không giải quyết được những vấn đề nói trên. “Tỉnh ta đang quy hoạch một số khu NTCNC và khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư nuôi tôm tại các khu NTCNC đã quy hoạch, nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. Tuy vậy, để thu hút các nhà đầu tư NTCNC, tỉnh ta phải quy hoạch khu nuôi tôm xa khu dân cư và giải quyết triệt để những vấn đề mà công ty đã và đang lo ngại”- ông Huy đề xuất.
PHẠM TIẾN SỸ
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155
Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.