Nguồn tin: Báo Phú Yên, 19/03/2015
Ngày cập nhật:
21/3/2015
Người nuôi tôm huyện Tuy An (Phú Yên) lo lắng tình trạng nắng nóng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của con tôm - Ảnh: N.CHUNG
Chưa hết tháng Giêng, nhưng nắng nóng đã đe dọa nhiều diện tích cây trồng cạn tại các địa phương trong tỉnh Phú Yên. Không chỉ vậy, người nuôi tôm cũng đang lo lắng độ mặn trong nước tăng cao khiến tôm chậm phát triển, ảnh hưởng đến năng suất.
Năm 2014, nắng hạn nghiêm trọng làm 187ha lúa đông xuân mất trắng, 576ha lúa hè thu không thể sản xuất, 17.532ha cây trồng các loại bị ảnh hưởng nặng, tổng thiệt hại gần 200 tỉ đồng. Ngoài huy động tổng lực các phương tiện, nhân lực tại chỗ với chi phí gần 40 tỉ đồng, UBND tỉnh còn phân bổ 10,9 tỉ đồng của Chính phủ hỗ trợ cho công tác chống hạn. Hiện UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo các ngành liên quan và địa phương triển khai phương án chống hạn, vận động nhân dân chủ động tận dụng nguồn nước từ các sông, suối, ao, hồ cứu cây trồng.
Những ngày qua, ngoài diện tích lúa đông xuân bị thiếu nước, nông dân các huyện miền núi Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh phải tăng cường bơm nước từ mương thủy lợi, sông, suối để chống hạn cho các loại cây trồng cạn mới xuống giống như bắp, đậu phộng, dưa… Trong khi đó, hai bên trục đường ven biển qua địa bàn xã An Phú (TP Tuy Hòa) đến các xã An Mỹ, An chấn, An Hòa (huyện Tuy An), nông dân phải gánh từng thùng nước từ những giếng tự đào giữa đồng khô hoặc khoan giếng để tưới hoa màu đầu vụ.
Tại cánh đồng Ô Loan thuộc thôn Tân Hòa, xã An Hòa có khoảng 300ha cây trồng, chủ yếu là bắp, dưa, bí đang có hiện tượng khô héo, nếu vài ngày tới trời không có mưa thì sẽ chết héo. Ông Trần Quế ở thôn Tân Hòa, cho biết: Những năm trước, từ tháng Chạp đến thời điểm này có ít nhất 5 đến 6 cơn mưa, nhưng năm nay chưa có cơn mưa nào.
Các giếng đào giữa ruộng sắp kiệt nước, không thể dùng máy bơm hút nước được nữa. Vì vậy, gần một tháng nay, ngày nào tôi cũng múc từng thùng nước tưới cho khoảng 3.500m2 dưa, cầm cự chờ mưa xuống. Cũng theo ông Quế, trước đây, nước từ đập Phú Vang đổ về tận đồng Ô Loan, nông dân trồng bông vải cho năng suất trung bình khoảng 500kg/sào, thu hơn 6 triệu đồng. Hai năm trở lại đây thời tiết khô hạn, nước không về tới cánh đồng này nữa do mương chưa được bê tông hóa. Vì vậy, bà con chuyển sang trồng các loại hoa màu, nhưng rất bấp bênh vì thường xuyên phải đối mặt với nắng hạn.
Nắng hạn khiến nguồn nước sinh hoạt tại các địa phương trên cũng bắt đầu trở nên khan hiếm. Tại một giếng nước có đường kính khoảng 1,5m cạnh ngã 3 đường liên thôn thuộc thôn Tân Hòa, người dân phải ghi dòng chữ lên thành giếng “cấm bơm nước, tắm giặt” (cấm bơm nước tưới hoa màu, cỏ và người tắm giặt - PV), với mục đích giữ nước cho bò uống vì nguồn nước ngọt tự nhiên tại các cánh đồng bắt đầu khô cạn.
Hàng ngày, ông Trần Quế (thôn Tân Hòa, xã An Hòa) phải gánh từng đôi nước từ giếng tự đào để tưới dưa - Ảnh: P.NAM
Trong khi đó, ven đầm Ô Loan, hoạt động nuôi trồng thủy sản, nhất là tôm thẻ chân trắng cũng chậm 1 tháng so với năm 2014. Ngư dân ven đầm Ô Loan cho biết, năm ngoái, tôm vụ 1 mới thả nuôi gặp thời tiết lạnh dẫn đến hao hụt cao. 10 người nuôi chỉ khoảng 3 người có lãi, còn lại hòa hoặc lỗ vốn, vì vậy năm nay nhiều người thả tôm nuôi chậm hơn năm trước. Tuy nhiên, nếu thời tiết nắng nóng kéo dài như hiện nay, độ mặn tăng cao, nguồn nước ô nhiễm sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất.
Thôn Tân Hòa có hơn 100 hồ nuôi tôm, đến thời điểm này chỉ có khoảng 10 hồ thả tôm nuôi. Nếu thời tiết thuận lợi, dự kiến khoảng 10 ngày tới, ngư dân sẽ đồng loạt thả giống cho kịp thời vụ. Ônh Nguyễn Văn Lai, chủ hồ tôm rộng 5.000m2 ở thôn Tân Hòa, lo lắng: “Tôi mới thả 40 vạn tôm giống được 1 tuần, chi phí hết 70 triệu đồng. Hiện độ mặn của nước trong hồ khoảng 10/1.000 nên không ảnh hưởng đến tôm. Tuy nhiên, nếu nắng nóng kéo dài, độ mặn vượt ngưỡng 25/1.000 thì tôm sẽ khó thay vỏ dẫn đến rát thân, ảnh hưởng lớn đến năng suất. Theo ông Lai, năm nay, người nuôi thả tôm giống thưa hơn mọi năm để giảm chi phí, đề phòng thời tiết diễn biến bất thường và ô nhiễm nguồn nước.
PHƯƠNG NAM
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155
Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.