Nguồn tin: Báo Cà Mau, 20/03/2015
Ngày cập nhật:
22/3/2015
Khi nắng nóng liên tục kéo dài và nhiệt độ có thể sẽ tăng cao trong thời gian tới có thể ảnh hưởng bất lợi đến sức khoẻ của tôm nuôi, đặc biệt là nuôi tôm công nghiệp. Do đó, người nuôi cần thực hiện các biện pháp quản lý ao tôm hiệu quả.
Tình trạng nắng nóng kéo dài trong những ngày vừa qua làm môi trường ao nuôi tôm dễ biến đổi đột ngột, nhất là yếu tố pH và nhiệt độ nước. Từ đó, làm tôm nuôi bị sốc môi trường, sức khoẻ yếu và rất dễ bùng phát dịch bệnh. Nắng nóng còn làm nước ao tôm bốc hơi nhanh, độ mặn trong ao cũng tăng theo, tôm dễ phát sinh bệnh hoại tử gan tuỵ.
Bên cạnh đó, nắng nóng cùng với độ mặn tăng cao làm các loại cây cỏ thuỷ sinh trong ao tôm bị chết và phân huỷ nhanh là nguồn dinh dưỡng cho tảo phát triển mạnh, kéo theo sự biến đổi về độ trong của nước trong ao. Tảo xuất hiện với mật độ dày cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng tôm nổi đầu vào buổi sáng do thiếu ô-xy, nếu nặng sẽ chết hàng loạt. Nước trong vuông nuôi cạn cũng là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi pH của môi trường nuôi. Ðối với những vùng đất có nhiều phèn thì pH sẽ xuống thấp do phèn từ trong đất của nền đáy và bờ bao xì ra ao tôm.
Những yếu tố môi trường ao nuôi tôm càng thay đổi đột ngột hơn khi xuất hiện những cơn mưa trái vụ hay mưa đầu mùa với lưu lượng nước lớn. Khi đó, nước mưa sẽ cuốn trôi phèn từ bờ ao xuống ao nuôi tôm làm pH giảm thấp, nhiệt độ phân tầng, dẫn đến hiện tượng tôm yếu, bị chết đột ngột, mất khả năng đề kháng và dễ mắc bệnh.
Cần tuân thủ quy tắc quản lý ao nuôi tôm
Trong nuôi tôm, việc quản lý tốt các yếu tố môi trường nước trong vuông là rất quan trọng. Nếu giữ được sự ổn định các yếu tố nhiệt độ, độ mặn, pH, độ kiềm, ô-xy hoà tan... trong ngưỡng thích hợp sẽ giúp tôm phát triển tốt. Do đó, phải thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường và theo dõi hoạt động của tôm.
Người nuôi cần xây dựng ao lắng riêng, chủ động được nguồn nước và xử lý nước trước khi lấy vào ao nhằm tạo các yếu tố môi trường thuận lợi nhất cho sự phát triển của tôm, cũng như hạn chế mầm bệnh từ bên ngoài. Ðồng thời, cần chủ động duy trì mực nước trong ao (trên 1,2 m) để hạn chế ảnh hưởng bất lợi của tình trạng nắng nóng. Thường xuyên kiểm tra, gia cố bờ bao sau mỗi vụ nuôi để tránh tình trạng nước rò rỉ từ ngoài vào hay từ ao này sang ao khác. Nếu nước trong ao tôm có màu đậm, pH cao, cần lập tức tiến hành thay 20% lượng nước hoặc cấp thêm nước vào ao nuôi thông qua ao lắng.
Vào mùa nắng nóng, đôi khi xuất hiện mưa trái mùa làm môi trường nước biến động, cần theo dõi, quản lý ao nuôi, đề phòng tôm bị sốc, ảnh hưởng đến hoạt động sống. Khi thấy có dấu hiệu mưa, cần rải vôi xung quanh ao tôm với liều lượng 10 - 15 kg/100 m2 để hạn chế phèn rửa trôi xuống ao nuôi.
Bên cạnh đó, nắng nóng thường làm độ mặn tăng cao, độ trong thấp, rong tảo phát triển nhiều, pH dao động trong ngày lớn, ô-xy giảm thấp vào ban đêm… dẫn đến tôm chậm lớn, bị đỏ thân do thiếu ô-xy… Nếu có điều kiện, cần cấp nước để bù vào lượng nước bốc hơi. Nên cấp nước từ từ, khoảng 20-30% lượng nước trong ao, cấp vào lúc trời mát, khoảng sau 19 giờ đêm, cấp nước cần qua ao lắng và xử lý. Nên sử dụng chế phẩm sinh học định kỳ giúp ổn định môi trường, hạn chế khí độc trong ao nuôi.
Ngoài ra, nên thả tôm nuôi với mật độ vừa phải để dễ quản lý. Trong suốt quá trình nuôi, cũng nên ghi sổ nhật ký theo dõi các hoạt động hằng ngày để thuận tiện cho việc quản lý sức khoẻ tôm nuôi cũng như phục vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm./.
Ks Diệp Văn Bền (Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư - Cà Mau)
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155
Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.