Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng, 02/04/2015
Ngày cập nhật:
3/4/2015
Hai tuần qua, thời tiết Quảng Nam rất thất thường. Vào cuối tháng 3, trời đang nắng cháy da cháy thịt bỗng mưa lũ kéo đến. Lũ về, dân trở tay không kịp, hoa màu mất trắng. Đã thế, mưa vừa dứt, nắng lại chói chang khiến người và vật nuôi bệnh la liệt. Trong đó, nhiều diện tích tôm thẻ chân trắng của người dân xã Điện Dương (huyện Điện Bàn) gần đến kỳ thu hoạch chết hàng loạt.
Có mặt tại khu vực nuôi tôm Hà Chang, nơi đây có gần 10ha nuôi tôm thẻ chân trắng của hơn 20 hộ dân xã Điện Dương. Dù còn 1 tháng nữa mới đến kỳ thu hoạch nhưng mấy ngày qua người dân đổ ra đìa tôm từ sáng sớm đến tối để vớt xác tôm chết, xử lý môi trường. Có hộ vì quá lo sợ tôm chết sẽ trắng tay nên chấp nhận thu hoạch sớm để vớt vát đồng vốn và công sức bỏ ra.
Bà Trần Thị Hồng thẫn thờ lội quanh hồ vớt tôm chết
Giữa trưa nắng, bà Trần Thị Hồng đi quanh hồ vớt xác tôm chết đỏ hồ cho vào chiếc rổ nhựa lớn. Bà Hồng buồn rầu: “Cách đây hai tháng, vợ chồng tôi bỏ ra 350 triệu đồng để xử lý hồ, mua con giống, thức ăn để thả nuôi tôm thẻ chân trắng trên diện tích 5.000m2 vụ đông xuân. Mọi năm, vụ đông xuân thời tiết thuận lợi nên năm nay vợ chồng tôi đầu tư lớn. Sau gần 2 tháng, tôm phát triển tốt, chờ chỉ chừng 1 tháng nữa là thu hoạch thì đùng một cái trời đang nắng bỗng mưa xối xả mấy ngày. Sau khi mưa ngớt, tôm nổi đỏ hồ. Sáng ra thấy tôm chết mà bủn rủn chân tay”.
Xót của, hai vợ chồng bà Hồng quần quật cả ngày vừa để vớt xác tôm làm thức ăn cho heo vừa để cứu số tôm còn lại nhưng cũng không được, bà đành thuê người kéo lưới được hơn 1,2 tấn. Nhưng do tôm nhỏ nên bán giá rẻ mạt. Nếu như tôm nuôi đến kỳ thu hoạch (từ 2,5 đến 3 tháng), 1kg khoảng 60 đến 120 con thì giá 150.000 đồng/kg, trong khi hiện nay chỉ bán được 80.000 đến 100.000 đồng/kg. Vụ tôm này, bà Hồng đầu tư 350 triệu đồng nhưng nay chỉ thu được 150 triệu đồng, lỗ mất 200 triệu đồng.
Cùng cảnh ngộ với vợ chồng bà Hồng còn có rất nhiều hộ dân khác ở Điện Dương (Điện Bàn), Cẩm Thanh, Cẩm An (TP Hội An), Bình Hải, Bình Dương (huyện Thăng Bình) cũng điêu đứng vì tôm chết bất thường do thời tiết.
Trao đổi với PV SGGP, ông Trần Minh Hoàng, Chủ tịch UBND xã Điện Dương cho biết, nguyên nhân tôm chết hàng loạt là vì thời tiết nắng gắt rồi bất ngờ đổ mưa dẫn đến thay đổi đột ngột nồng độ pH trong nước. Ngoài ra, do lượng mưa lớn nên làm giảm độ mặn trong hồ, đồng thời mưa có kèm theo axít nên khiến tôm chết hàng loạt. Ông Nguyễn Đức Chơi, Trưởng phòng NN-PTNT thị xã Điện Bàn, cho biết hiện nay đơn vị nắm thông tin và cử người thống kê mức độ thiệt hại để có đề xuất UBND tỉnh hỗ trợ cho người nuôi tôm.
NGUYÊN KHÔI
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155
Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.