Nguồn tin: Báo Bình Định, 09/04/2015
Ngày cập nhật:
13/4/2015
Huyện Hoài Nhơn (Bình Định) có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản trên 250 ha. Những năm qua, tình hình dịch bệnh tôm nuôi gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi tôm ở đây, nên diện tích nuôi tôm ngày càng giảm đáng kể. Trước thực trạng đó, huyện đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp hướng đến nuôi tôm bền vững.
Môi trường nuôi bị ô nhiễm
Từ những năm 2012 trở về trước, diện tích nuôi tôm cả năm của Hoài Nhơn chiếm gần 340 ha, nhưng đến cuối năm 2014 chỉ còn 240 ha. Bước vào năm 2015, mặc dù đang là thời điểm chính vụ nhưng hiện nay toàn huyện mới chỉ thả nuôi được gần 30 ha/120 ha theo kế hoạch.
Nhiều hồ nuôi tôm rộng lớn ở xã Hoài Mỹ và Hoài Hải bỏ trống vì dịch bệnh hoành hành.
Ông Sử Văn Hưng, cán bộ Trạm Thú y huyện Hoài Nhơn, lý giải: “Mặc dù khung lịch thời vụ nuôi tôm đã trôi qua hơn 1 tháng, nhưng diện tích nuôi đến nay mới đạt khoảng 25%. Nguyên nhân do một số địa phương nuôi tăng vụ và mới thu hoạch xong, nhưng cơ bản vẫn là do nhiều diện tích ở các vùng nuôi chuyên canh đang trong thời kỳ xuống cấp nghiêm trọng vì bị ô nhiễm, bởi tất cả các hồ nuôi đều xả thải trực tiếp ra môi trường nên dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Hiện nay mới đầu vụ, nhưng đã có trên 2 ha tôm ở Hoài Mỹ bị bệnh đốm trắng và chết sớm gây thua lỗ cho người nuôi”.
Riêng tại xã Hoài Hải, địa phương có đến 80% người dân sống bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, nhưng trong kế hoạch năm nay chỉ triển khai thả nuôi tôm khoảng 13 ha, trên 50% diện tích còn lại bị bỏ trống. Ông Huỳnh Có, Chủ tịch UBND xã Hoài Hải, cho biết: “Hiện nay vùng nuôi tập trung trên địa bàn xã đang trong giai đoạn bị ô nhiễm nặng, khó có thể phục hồi, nên hiện chỉ còn 1/3 người nuôi có điều kiện kinh tế nâng đáy hồ lót bạt thả nuôi, còn lại phải chấp nhận bỏ trống”.
Ông Nguyễn Văn Lành, một hộ nuôi tôm ở xã Hoài Mỹ, cho biết: “Gia đình tôi trước đây đầu tư thả nuôi 2 hồ, diện tích 800 m², nhưng trong những vụ gần đây tôi phải tạm dừng để tránh thua lỗ vì điều kiện môi trường không đảm bảo”.
Giải pháp nào?
Để nghề nuôi tôm phát triển bền vững, cần tăng cường công tác quy hoạch, quản lý vùng nuôi, điều kiện nuôi, đối tượng nuôi. Từ cuối năm 2014 đến nay, huyện tập trung chỉ đạo Trạm thú y và các địa phương ven biển tăng cường tổ chức tập huấn, hướng dẫn người nuôi tôm các biện pháp kỹ thuật trước khi thả nuôi. Vận động các hộ dân hình thành nhóm, tổ nuôi tôm cộng đồng để quản lý vùng nuôi, kịp thời báo cáo cho khuyến ngư viên và cơ quan chuyên môn về tình hình dịch bệnh tôm nuôi để có biện pháp xử lý; đôn đốc các địa phương xử lý triệt để các trường hợp nuôi tôm tự phát và sử dụng đất nuôi tôm sai mục đích.
Ông Nguyễn Chí Công, Trưởng phòng Kinh tế huyện Hoài Nhơn, cho biết: Huyện đã triển khai lập dự án nâng cấp vùng đầm nuôi tôm tại hai xã Hoài Mỹ và Hoài Hải; phối hợp với Dự án “Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững” nâng cấp hạ tầng, chuyển giao quy trình nuôi tôm VietGap ở khu A, thôn Công Lương - Hoài Mỹ. Đến nay, BQL Dự án đã tổ chức tập huấn hướng dẫn người nuôi tôm áp dụng các biện pháp thực hành nuôi tốt, nuôi nhiều đối tượng khác trên cùng một diện tích, thực hành ghi chép nhật ký kỹ thuật nuôi an toàn sinh học; phương pháp thu mẫu, chẩn đoán, xử lý bệnh trên tôm nuôi và hướng dẫn quản lý sức khỏe thủy sản nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP. Dự án cũng đã tổ chức điều tra truy xuất nguồn gốc con giống tại các vùng nuôi trong dự án; phổ biến lợi ích sử dụng giống sạch góp phần hạn chế dịch bệnh, tăng hiệu quả nuôi trồng thủy sản bền vững.
BẢO SƯƠNG - ÁNH NGUYỆT
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2015:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.