Nguồn tin: Báo Vĩnh Long, 14/04/2015
Ngày cập nhật:
15/4/2015
Để nâng cao giá trị gia tăng cho cá tra, cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và có chiến lược phát triển thị trường mới bền vững. Ảnh: LÝ AN
Bất cập chất lượng, vùng nuôi thiếu ổn định… đã đẩy việc sản xuất và tiêu thụ cá tra thời gian qua gặp không ít khó khăn.
Tới đây, Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra của Chính phủ sẽ là công cụ pháp lý cần thiết, quan trọng, tạo cơ chế để có thể kiểm soát sản xuất, giám sát tình hình tiêu thụ sản phẩm, đồng thời buộc người nuôi nghiêm túc thực hiện.
Đây được xem là yếu tố quan trọng nhằm thiết kế lại nền móng vững chắc cho ngành hàng cá tra tương lai.
Báo cáo tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra của Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho thấy, so với các loại thủy hải sản khác, cá tra vẫn là điểm sáng nhất ngay từ những ngày đầu năm 2015, với việc ký kết hàng loạt hiệp định thương mại, có cơ hội thâm nhập sâu rộng vào thị trường thế giới.
Khả quan thị trường
Tính đến cuối năm 2014, diện tích và sản lượng cá tra giảm nhưng xuất khẩu tăng so năm 2013. Theo đó, diện tích thu hoạch là 3.779ha, sản lượng đạt hơn 1 triệu tấn/ha (giảm 7,34%). Giá cá nguyên liệu ít biến động và tương đối cao hơn. Ông Võ Hùng Dũng cũng cho biết thêm, năm 2014, lượng tồn kho không đáng kể, ngành cá tra đã ổn định trở lại.
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2014 đạt 1,76 tỷ USD, tăng 0,4% so cùng kỳ năm 2013. Trong đó, thị trường EU đứng đầu chiếm 19,5%, giảm 10,7% so cùng kỳ 2013. Thứ 2 là thị trường Mỹ chiếm 19%, giảm 11,5%. Năm 2014, cá tra Việt Nam xuất khẩu đến 151 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Còn theo Tổng cục Thủy sản và chi cục thủy sản các tỉnh ĐBSCL, đến ngày 31/3/2015, diện tích thả mới cá tra là 828ha (tăng 15,34% so cùng kỳ 2014) và diện tích thu hoạch là 714ha (tăng 7% so cùng kỳ), sản lượng đạt 206.950 tấn (tăng 7,67%), với năng suất trung bình khoảng 290 tấn/ha.
Các tỉnh có diện tích nuôi và sản lượng cao như Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, Cần Thơ (chiếm khoảng 88% tổng diện tích và sản lượng ĐBSCL). Giá cá tra nguyên liệu dao động từ 23.000 - 24.500 đ/kg. So với cùng kỳ năm 2014, giá cá nguyên liệu đầu năm có xu hướng cao hơn, dao động từ 400 - 1.350 đ/kg.
Theo ông Võ Hùng Dũng, 2 tháng năm 2015, diện tích thả mới, thu hoạch và sản lượng đều tăng so cùng kỳ 2014. Các tỉnh có diện tích nuôi và sản lượng tăng cao như: Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre và Vĩnh Long.
Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu 224,856 triệu USD (giảm 18,2% so với cùng kỳ năm 2014). Cơ cấu thị trường thay đổi: Mỹ đứng đầu, kế đến là EU nhưng đều giảm so với cùng kỳ năm 2014 (giảm từ 20 - 26%.) Theo ông Võ Hùng Dũng, nguyên nhân là do tính chu kỳ (xuất khẩu thường giảm vào những tháng đầu năm). Ngoài ra, còn do tỷ giá giảm và ảnh hưởng của Nghị định 36 của Chính phủ.
Tuy nhiên, các thị trường khác có mức tăng trưởng ổn định. Đến hiện tại, cá tra ViệtNam xuất khẩu sang 73 quốc gia và vùng lãnh thổ. Một số thị trường đang tăng thị phần, trong đó, với việc tăng xuất khẩu vào thị trường mới như Trung Quốc sẽ giúp cân bằng xuất khẩu vào các thị trường lớn như EU, Mỹ và Trung Đông.
Chú trọng chất lượng hơn sản lượng
Theo ông Võ Hùng Dũng, tiềm năng thị trường của cá tra rất lớn ở những phân khúc bình dân trung bình (chẳng hạn Trung Quốc rất ưa thích). Bên cạnh, còn có thị trường Mỹ, thị trường Châu Âu- tuy chưa thể nói đây là những thị trường cao cấp.
Cá tra vẫn giữ ngôi vô địch năng suất cao. Tuy nhiên, ngành cá phải vượt qua những khó khăn: các rào cản kỹ thuật từ nhiều quốc gia tiếp tục dựng lên, gây trở ngại cho nhiều doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của đồng Yên Nhật Bản và đồng Euro giảm giá so với USD đã khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam chịu thiệt khi quy đổi sang ngoại tệ Mỹ.
Ông Võ Hùng Dũng cho hay, xu hướng thị trường 2 năm tới nhu cầu nhập khẩu cá tra của EU và Mỹ sẽ giảm, các thị trường mới, đặc biệt là thị trường Trung Quốc sẽ tăng. “Trung Quốc hiện khá thích cá tra Việt Nam. Một ông chủ tịch công ty nói với tôi là do cá tra có khẩu vị hợp với người Trung Quốc và dễ chế biến”.
Tuy nhiên, khi được hỏi sẽ mở rộng thị trường này, ông cho biết, “sẽ vẫn ổn định sản xuất, không hô hào mở rộng vùng nuôi, bởi nếu tăng sản lượng một khi họ ngừng nhập khẩu cá tra thì người nuôi sẽ chết đứng.
Về giải pháp nâng cao chất lượng cá tra, ông Võ Hùng Dũng cho biết, yêu cầu đang đặt ra đối với ngành cá tra là cần thực hiện tốt theo Nghị định 36, kịp thời khắc phục các hạn chế, phát triển ngành hàng theo chuỗi giá nhằm tạo sức mạnh chung và nâng cao chất lượng, giá bán và hình ảnh thương hiệu con cá tra của Việt Nam trên thị trường thế giới.
Mặt khác, để nâng cao giá trị gia tăng cho cá tra Việt Nam và phát triển thị trường bền vững, không chỉ đòi hỏi phải làm tốt khâu cung cấp hàng cho các nhà nhập khẩu nước ngoài mà tới đây các doanh nghiệp trong nước cần xây dựng được các mạng lưới phân phối, bán lẻ hàng ở nước ngoài. Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và có các chiến lược phát triển thị trường mới bền vững.
Năm 2015, Hiệp hội Cá tra Việt Nam xác định nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện là gắn việc kiện toàn bộ máy tổ chức của hiệp hội với ổn định ngành cá tra, xây dựng nền tảng cơ bản cho bước phát triển trong năm 2016 và các năm tiếp theo.
HOÀNG MINH - TUYẾT HIỀN
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155
Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.