• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cá lăng sông Hồng đem đến giàu có

Nguồn tin: Nông Nghiệp VN, 14/04/2015
Ngày cập nhật: 17/4/2015

Chuyện nuôi cá trên sông Hồng bao đời nay chưa ai dám nghĩ, bởi không ô nhiễm nhưng dòng nước lại quá mênh mông.

Thu hoạch cá lăng nuôi trên sông Hồng của gia đình anh Trần Văn Võ

Trước kia người dân tỉnh Hà Nam đã quen nuôi trồng thủy sản trên sông Châu, sông Đáy. Tuy nhiên, do nguồn nước ô nhiễm đã làm cá chết. Giờ đây họ lại nảy sinh cách nuôi giống cá lăng trên sông Hồng.

Đó là các anh Trần Văn Võ, Trần Trọng Sản ở xã Phú Phúc, huyện Lý Nhân. Từ mênh mông sông nước, họ đã tìm ra cách làm ăn mới, đã đem lại hiệu quả tốt sau bao mạo hiểm.

Sau những trận ô nhiễm nguồn nước từ Hà Nội đổ về sông Châu, sông Đáy làm cá chết, người nuôi cá bỗng dưng tay trắng, nhiều gia đình nợ nần chồng chất. Một số hộ gắng gượng cầm cự vay vốn ngân hàng để nuôi cá lồng, cá lưới vây với hy vọng ô nhiễm chỉ nhất thời. Nhưng rồi, liên tiếp các đợt ô nhiễm tràn về trên các dòng sông này làm nhiều hộ “khuynh gia, bại sản”. Mới cách đây 2 năm, hàng chục tấn cá lại chết nổi trắng xóa dòng Châu Giang. Nhiều người không cầm cự được nữa, phải bỏ nghề.

Chuyện nuôi cá trên sông Hồng bao đời nay chưa ai dám nghĩ, bởi không ô nhiễm nhưng dòng nước lại quá mênh mông. Chuyện đưa giống cá quý này về đất Hà Nam bắt nguồn từ 2 anh em Trần Văn Võ, Trần Trọng Sản. Sau 35 năm trong quân đội, về quê, ruộng đất không có nên anh Võ đã mày mò tìm cách mưu sinh kiếm sống.

Trong một lần tình cờ lên nhà người bạn tại tỉnh Lai Châu chơi và được giới thiệu mô hình nuôi cá lăng trên sông cho hiệu quả kinh tế cao, trong khi đây lại là giống cá đặc sản đang có nhu cầu tiêu thụ lớn trên thị trường. Từ đó, anh nảy ra ý tưởng tại sao mình không về đầu tư lồng bè nuôi giống cá này trên sông Hồng, cũng có nguồn nước đầy phù sa.

Với ý chí dám nghĩ, dám làm của một người đã từng khoác áo lính, anh Võ đã mạnh dạn đi tìm hướng làm ăn mới một cách táo bạo nhưng đầy tiềm năng. Anh đã tìm hiểu sâu về giống cá này từ đặc tính môi trường đến cách chăm sóc, phòng chống dịch bệnh… và cả cách làm lồng bè nuôi trên sông.

Sau khi đã tìm hiểu kỹ về đặc tính, kỹ thuật nuôi cá lăng, lại được sự giúp sức của người em rể Trần Trọng Sản, anh Võ đã chọn điểm ven sông Hồng, cạnh bến đò Phú Hậu, thuận tiện về đường xá đi lại để đặt lồng bè.

Anh Võ cho biết: Do mới nuôi chưa tìm được nguồn giống ở nơi khác nên anh phải đôn đáo đi lại như con thoi trên cung đường trên nửa ngàn cây số Hà Nam với Lai Châu để học hỏi kinh nghiệm và mua cá giống. Khi bắt về, cá lăng chỉ bằng 2 ngón tay nhưng đã có giá đến hơn 6.000 đồng/con, do vậy anh rất cẩn trọng, phải thuê xe chuyên dùng để chở về. Cá lăng bé ban đầu được cho ăn bằng cám công nghiệp, sau đó khi trọng lượng lớn khoảng hơn 4 lạng/con cho ăn bằng cá con và có khi là mua lòng lợn sống về băm nhỏ nấu lên. Mặc dù nuôi trong lồng ngoài sông Hồng, chất lượng nước khá đảm bảo, nguồn thức ăn lại dồi dào, nhưng cũng phải luôn theo dõi dịch bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời, nhất là bệnh thối mang cá dẫn đến cá chết nhanh.

Còn theo anh Sản thì nuôi cá lăng đã khó do phải vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm, nhưng có những khó khăn chưa lường hết được khi đặt lồng bè trên sông Hồng, bởi tàu bè chạy qua nhiều cũng ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của cá. Nhất là khi lũ về, nước chảy xiết càng làm cho lồng cuộn dềnh lên, dập xuống không thể ở trên lồng bè được mà phải lên bờ trông coi.

Cùng với đó, rất nhiều thân cây ngô người dân thu hoạch ven bãi vứt xuống sông cuốn vào đáy lồng, có hôm, cây ngô nhiều cuốn vào làm đội lồng cá cao đến gần 1m, chỉ lo bị lật. Khi đó, anh phải trở thành “ngư phủ”, cẩn trọng lặn xuống bám theo lồng để đẩy móc cây ngô, củi ra ngoài.

Lúc đầu anh Võ có 20 ô lồng với diện tích 550 m2, thể tích 2.000 m3 nước. Trên diện tích này, anh đang đưa vào nuôi 5.000 con cá lăng. Hôm tôi đến đúng vào lúc các anh thu hoạch cá để bán làm giống cho khách. Mới kéo 1 ô lồng, lượng cá lăng ước được khoảng hơn 3 tạ có cả những con cá lăng hồng mà nghe nói là giống thuần chủng cho chất lượng cao.

Bắt những con cá lăng, thành quả sau 2 năm SX, anh Võ phấn khởi: “Công sức mấy năm bỏ ra thế này là thành công rồi, nhất là khi lần đầu biết đến nuôi thủy sản với một giống cá vốn không phải là loại nuôi truyền thống ở địa phương”.

Tuy mới nuôi ở thời gian đầu nên còn phải đầu tư kinh phí, mặt khác vừa nuôi, vừa rút kinh nghiệm nhưng vẫn có lãi mặc dù chưa được như mong muốn… Năm vừa qua, anh Võ lại cùng anh Sản nhân rộng mô hình thêm 30 ô lồng nữa. Các anh đã đặt các khu lồng cánh nhau 700 m để đảm bảo nguồn thức ăn và tránh sự ô nhiễm dịch bệnh.

Sau hơn 2 năm cố gắng, mạnh dạn đầu tư SX bước đầu hiệu quả thu được khá tốt. Trọng lượng lớn của cá lăng trong mỗi năm nuôi đạt khoảng 0,7 - 1 kg/con. Không những vậy, tuy còn nhỏ nhưng do môi trường nuôi tốt nên khi ăn thử chất lượng thịt cá lăng nuôi trên sông Hồng tại Phú Phúc rất chắc và thơm, chất lượng gấp nhiều lần cá lăng ở ao nhà. Cá lăng trong lồng bè ở đây mới nuôi trong 2 năm đã cho trọng lượng 2 - 2,5 kg, xuất bán cá thịt đạt 200 - 250 nghìn đồng/kg.

Đánh giá về quá trình nuôi cá lăng sau 2 năm anh Trần Trọng Sản cho biết: Theo tính toán, hiệu quả từ nuôi cá lăng trên sông Hồng sẽ cho hiệu quả hơn nhiều so với việc phát triển các loại cá truyền thống khác, như trắm, chép, mè, trôi… Khi đã quen nuôi, đúc rút kinh nghiệm và nắm bắt kỹ thuật từ thực tế chắc chắn thời gian tới hiệu quả kinh tế sẽ đạt cao hơn, nhất là tỷ lệ hao hụt cá từ 25 - 30% hiện nay xuống chỉ còn khoảng 10% theo yêu cầu SX.

Được biết, khi mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao, các anh sẽ tiếp tục cùng với địa phương nhân rộng cho những hộ gia đình trong khu vực, bởi theo anh Sản: “Mình phải cố gắng nhân rộng để tạo “thương hiệu” và thành một thị trường cung cấp cá lăng trên đất Lý Nhân”.

Với diện tích mặt nước ven sông Hồng phong phú, chất lượng nước tốt, thành công từ việc nuôi cá lăng ở Lý Nhân mở ra hướng SX mới để người dân trong vùng học hỏi phát triển kinh tế hộ gia đình

THANH HỘI

Các tin mới

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[29/12/2015]

[29/12/2015]

[29/12/2015]

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang