Nguồn tin: Báo Ảnh Đất Mũi, 20/04/2015
Ngày cập nhật:
21/4/2015
Quý I, tổng sản lượng thủy sản đạt 130 ngàn tấn, tăng 10% so với cùng kỳ; diện tích nuôi tôm công nghiệp đến nay là 8.707ha, tăng 556ha so với đầu năm. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 174 triệu USD, giảm 44% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu được xác định là do nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường thế giới và giá xuất khẩu tôm giảm. Khó khăn và thách thức khá nhiều; bằng nhiều giải pháp mang tính “mới” và đột phá, ngành Thủy sản Cà Mau quyết tâm hoàn thành kế hoạch xuất khẩu thủy sản 1,4 tỷ USD vào cuối năm nay.
Là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, lĩnh vực thủy sản có tiềm năng lớn nhưng chưa phát huy tốt, tính bền vững chưa cao, đặc biệt là trong nuôi tôm, khiến tình hình xuất khẩu thủy sản luôn đối mặt với những khó khăn và thách thức.
Để tháo gỡ khó khăn, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra nhiều giải pháp, quyết liệt trong quản lý vùng nuôi, tăng cường phòng chống dịch bệnh, quản lý các yếu tố đầu vào...
Nhiều thách thức
Trên nền tảng thành công của kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2014, ngay từ những tháng đầu năm nay, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã chỉ đạo các đơn vị liên quan lập kế hoạch triển khai nhiệm vụ. Theo nhận định, để hoàn thành kế hoạch của năm, tỉnh sẽ gặp nhiều khó khăn. Giá tôm hiện nay biến động theo hướng bất lợi cho sản xuất, cao điểm giảm mạnh nhất vào giữa tháng 3 vừa qua. Nguyên nhân được xác định là một số nước: Thái Lan, Ấn Độ có sản lượng tôm lớn, nhưng khác Việt Nam là những nước này bán thẳng tôm đi chứ không trữ tôm lại, chính vì thế ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Cà Mau không nằm ngoài tác động ấy.
Thêm vào đó, tỷ giá ngoại tệ, đặc biệt là đồng Đô la Mỹ biến động ngày càng bất lợi cho thế giới, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu thủy sản khi thị trường xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ là chủ lực, chiếm gần 60% thị phần. Tuy vậy, sản lượng thủy sản những tháng đầu năm này tăng trưởng khá, đặc biệt là hình thức nuôi tôm sinh thái đang phát triển mạnh. Tuy sản lượng xuất khẩu thủy sản có giảm nhưng hoàn toàn kiểm soát được, bởi nắm bắt được xu thế của thị trường thế giới hiện nay, các doanh nghiệp thủy sản trong tỉnh đã tiến hành trữ hàng, chuẩn bị tốt nhất điều kiện cho những tháng tiếp theo.
Về phía ngành NN&PTNT cũng đã đưa ra nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn, như sẽ quyết liệt trong quản lý vùng nuôi, tăng cường phòng chống dịch bệnh, quản lý các yếu tố đầu vào và đầu ra…
Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Tươi chỉ đạo: Đối với hình thức nuôi tôm công nghiệp, chỉ khuyến khích đối với những hộ có vốn và có kinh nghiệm, không để tình trạng thất bại do nuôi đại trà như trước đây nữa. Ảnh chụp tại xã Phú Hưng, huyện Cái Nước.
Những giải pháp
Để giải bài toán khó về chất lượng nguồn tôm giống, cần mạnh tay củng cố hệ thống quản lý chất lượng tôm giống; tạo sự liên hoàn, chuỗi quản lý; phát huy tối đa nội lực trong công tác này. Tăng cường chỉ đạo trong công tác phối hợp giữa các lực lượng, đặc biệt là rà soát ngành NN&PTNT từ cấp cơ sở, cụ thể là lực lượng cán bộ khuyến nông - khuyến ngư, lực lượng cán bộ thú y…; sắp xếp, phân giao địa bàn một cách cụ thể; kết hợp chặt chẽ và hiệu quả hơn nữa với chính quyền địa phương. Tăng cường tốt và hiệu quả các hoạt động quản lý chuyên ngành, quản lý các yếu tố đầu vào: Thuốc thú y, giống thủy sản…; khi có dịch bệnh thì kiên quyết xử lý, không được nhân nhượng, tránh xử lý không triệt để khiến dịch bệnh bùng phát. Tăng cường hơn nữa công tác đào tạo, tập huấn khuyến nông - khuyến ngư; hoàn thành các tài liệu tuyên truyền.
Cùng với các giải pháp trên, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Châu Công Bằng tâm huyết: “Đẩy mạnh và phát huy tối đa loại hình tập huấn tại hiện trường bằng hình thức liên kết, “một mô hình nhiều người biết, còn hơn là nhiều mô hình mà không ai biết áp dụng”. Tập huấn gắn với mô hình cụ thể, từ đó làm nền tảng xây dựng những mô hình bền vững, mô hình ngay trong vùng dịch, từ đó làm cơ sở để nhân rộng. Quan tâm nghiên cứu, xem xét ứng dụng các mô hình mới: Công nghệ tuần hoàn nước, mô hình nhà kính… tất cả vì mục tiêu phát triển ngành kinh tế thủy sản mũi nhọn. Để tạo bước đột phá, ngoài công tác chỉ đạo các cấp bám sát cơ sở, còn có những hình thức hoàn toàn mới sẽ mang lại hiệu quả thiết thực hơn trước. Tổ chức họp giao ban thường xuyên ngay tại cơ sở, ngay những huyện trọng điểm về nuôi trồng thủy sản: Tháng 4 sẽ tổ chức ở huyện Đầm Dơi, huyện Phú Tân là tháng 5 và huyện Cái Nước là tháng 6. Cứ thế sẽ luân phiên họp giao ban tại các địa phương này. Sẽ không “ngồi” ở huyện mà xuống tận mô hình của dân, cùng nghe dân nói, cùng làm với dân, từ đó sẽ có biện pháp tháo gỡ kịp thời. Các hoạt động khác cũng sẽ được duy trì: Phát triển mạng lưới hạ tầng giao thông nông thôn, bám sát thị trường… từ đó làm cơ sở, căn cứ khuyến cáo cũng như hỗ trợ kịp thời cho người dân”.
Phát biểu tại buổi sơ kết tình hình phát triển kinh tế - xã hội quý I - 2015, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Tươi cũng đặc biệt quan tâm đến công tác này: “Phát triển kinh tế thủy sản của tỉnh phải gắn liền với công tác tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong dân, ưu tiên phát triển diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến, đẩy mạnh hình thức nuôi tôm sinh thái. Riêng đối với nuôi tôm công nghiệp thì chỉ khuyến khích đối với những hộ có vốn và có kinh nghiệm, không để tình trạng thất bại do nuôi đại trà như trước đây nữa”.
Với những chủ trương, chính sách và những biện pháp “mới” này, tin chắc rằng nhiệm vụ phát triển kinh tế thủy sản sẽ không còn bị động. Con tôm sẽ tiếp tục là trụ cột của kinh tế Cà Mau trong năm 2015 và những năm tiếp theo.
PHÚ HỮU
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155
Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.