Nguồn tin: Báo Phú Yên, 20/04/2015
Ngày cập nhật:
21/4/2015
Một người dân ở huyện Đông Hòa (Phú Yên) sử dụng điện chạy máy quạt nước trong hồ nuôi tôm - Ảnh: N.XUÂN
Từ năm 2013 đến nay, Điện lực Đông Hòa (thuộc Công ty Điện lực Phú Yên) đã có nhiều nỗ lực cấp điện cho người dân, đặc biệt là các hộ nuôi tôm khu vực hạ lưu sông Bàn Thạch. Có điện phục vụ sản xuất, người dân rất phấn khởi, hiệu quả kinh tế mang lại cũng rất khả quan.
Điện làm giảm chi phí sản xuất
Ông Phạm Ngọc Hoàng Anh ở thị trấn Hòa Hiệp Trung, huyện Đông Hòa, có hồ nuôi tôm tại khu vực hạ lưu sông Bàn Thạch, cho biết: Trước kia, khi chưa kéo được điện về hồ tôm, tất cả các hoạt động bơm nước, chạy dàn sục khí… đều phải dùng dầu. Mỗi tháng gia đình tôi mất từ 5 đến 7 triệu đồng tiền dầu; tháng cao điểm chi phí từ 10 đến 15 triệu đồng. Từ khi có điện, khoản chi phí này giảm còn một nửa so với trước. Thêm vào đó, khi chạy dàn sục khí bằng điện, những cánh quạt sục khí chạy với cường độ mạnh sẽ tạo khí ô xy mạnh, ổn định, giúp nguồn nước không bị phân tầng. Nhờ vậy, tôm nuôi sẽ phát triển ổn định và nhanh lớn hơn so với trước kia. Từ khi có điện, hiệu quả nuôi tôm tăng cao, mà công việc cũng nhẹ nhàng hơn trước. Còn theo ông Dương Thành Tiên ở xã Hòa Xuân Đông, huyện Đông Hòa, việc nuôi tôm tốn quá nhiều chi phí chạy dầu, hiệu quả lại không cao. Năm 2013, tôi chủ động bỏ hơn 700 triệu đồng để ngành Điện đầu tư một bình hạ áp xuống khu nuôi tôm của gia đình ở hạ lưu sông Bàn Thạch. Từ khi có điện, gia đình tôi không chỉ tiết kiệm chi phí mà việc xử lý môi trường, nguồn nước cũng thuận lợi hơn. Bình hạ áp này không chỉ phục vụ cho gia đình tôi mà còn cấp điện cho hơn 50 hộ dân khác ở khu vực này.
Nỗ lực cấp điện
Theo Điện lực Đông Hòa, những năm qua, tình trạng các hộ dân nuôi tôm tự phát tăng mạnh nên việc cấp điện cho các hộ dân phục vụ nuôi tôm rất khó khăn. Điện lực Đông Hòa đã triển khai nhiều giải pháp cấp điện cho khu vực này. Trong đó, biện pháp chủ yếu là nâng cấp lưới điện ở một số khu vực còn yếu, thiếu; hạ áp lưới điện xuống các khu vực nuôi tôm ở khu vực hạ lưu sông Bàn Thạch để phục vụ cho các hộ nuôi tôm. Ngoài ra, tùy vào nhu cầu sử dụng điện cụ thể của từng khu vực, Điện lực Đông Hòa thường xuyên kiểm tra, đo công suất và hoán đổi các máy biến áp của một số khu vực đầy tải, non tải để giải quyết cấp điện và chống quá tải cục bộ các trạm biến áp. Trong năm 2014, đơn vị đã hoàn thành 5 công trình đầu tư xây dựng, 11 công trình sửa chữa lớn, 12 công trình sửa chữa thường xuyên, với tổng trị giá hơn 14,4 tỉ đồng… để phục vụ nhu cầu điện sinh hoạt, sản xuất của người dân. Bên cạnh đó, từ tháng 4/2014 đến nay, Điện lực Đông Hòa đã hoán đổi 14 máy biến áp ở các khu vực để phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng địa bàn. Tiêu biểu, đơn vị đã hoán đổi, nâng công suất máy biến áp của trạm khu phố 3, thị trấn Hòa Vinh từ 100 lên 250KV; nâng công suất trạm điện khu phố Phú Thọ 3 - 4 từ 100 lên 250KV, trạm nuôi tôm Phú Thọ 3 từ 250 lên 320KV, trạm Đồng Bé, Hòa Tâm từ 160 lên 400 KV, trạm Phước Long 3 từ 160 lên 400KV…
Việc đầu tư, nâng cấp, cải tạo lưới điện, hoán đổi các máy biến áp của Điện lực Đông Hòa đã giúp các địa phương có nguồn điện ổn định hơn. Ông Lê Út Thắng, Phó chủ tịch UBND xã Hòa Tâm, cho biết: Những năm trước, một số khu vực của xã như các thôn Phước Tân, Phước Long, Phước Lộc, Đồng Bé… lưới điện rất yếu, thường xuyên xảy ra tình trạng điện chập chờn, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân. Từ năm 2013 đến nay, ngành Điện đã đầu tư, nâng cấp một số đường dây, trạm biến áp nên tình trạng này cơ bản được khắc phục. Nhờ có nguồn điện phục vụ sản xuất, đời sống các hộ dân cũng được cải thiện.
Cơ bản đáp ứng nhu cầu điện phục vụ sản xuất
Trước đây, trên địa bàn huyện Đông Hòa, việc phát triển diện tích nuôi tôm ồ ạt, không theo quy hoạch của địa phương khiến việc cấp điện cho các hộ nuôi tôm sản xuất gặp rất nhiều khó khăn. Số hộ có nhu cầu cấp điện rất lớn, trong khi các trạm biến áp của ngành Điện không “theo” kịp, dẫn đến một số khu vực bị quá tải, điện chập chờn. Trong khi đó, Điện lực Đông Hòa cũng vừa tiếp nhận lưới điện nông thôn vài năm nay, nên lưới điện chưa được đầu tư, nâng cấp hoàn thiện. Điện lực Đông Hòa nỗ lực từng bước nâng cấp lưới điện, vừa khắc phục, hoán đổi các máy biến áp giữa các khu vực để đảm bảo nhu cầu điện sản xuất cho bà con nuôi tôm. Đến nay, đơn vị đã đáp ứng về cơ bản nhu cầu điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất của bà con. Nhờ vậy, năm 2014, sản lượng điện thương phẩm phục vụ nông, lâm, thủy sản đạt gần 5,5 triệu kWh, tăng 252,4% so với năm 2013. (Lê Hoàng Thạch, Giám đốc Điện lực Đông Hòa)
NGÔ XUÂN
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155
Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.