• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ngư dân miền Trung đoàn kết bám biển, giữ ngư trường

Nguồn tin: VGP, 21/05/2015
Ngày cập nhật: 23/5/2015

Bất chấp lệnh cấm đánh bắt một cách vô lý của Trung Quốc ở Biển Đông, nhiều tàu thuyền cùng hàng trăm ngư dân các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng vẫn ra khơi vụ Nam với quyết tâm bám biển, giữ ngư trường.

Ngư dân Quảng Nam quyết tâm bám biển, giữ ngư trường. Ảnh: VGP/Hồng Hạnh

Những ngày này, đi dọc ven biển huyện Núi Thành (Quảng Nam) qua các xã Tam Giang, Tam Quang, Tam Hải… chứng kiến ngư dân khẩn trương vận chuyển nhiên liệu, áo quần, thức ăn, áo phao và những vật dụng khác xuống tàu. Trên tàu, ngư dân sửa soạn lại lưới, chuẩn bị cho chuyến vươn khơi tiếp theo. Cờ đỏ sao vàng tung bay trên mỗi nóc tàu.

Anh Đỗ Công (thôn Sâm Linh Đông, xã Tam Quang, Núi Thành) - chủ tàu cá QNa 90226 TS có công suất 565CV theo nghề lưới vây vừa từ ngư trường Hoàng Sa trở về. Anh cho biết, gần đây tình hình trên Biển Đông, đặc biệt là ở ngư trường Hoàng Sa diễn biến phức tạp. Tàu của Trung Quốc thường xuyên cản trở trong quá trình khai thác, nhưng anh Công vẫn quyết bám biển, vươn khơi. Anh khẳng định không có chuyện bỏ ngư trường, “biển là nghề của mình, mình khai thác trên vùng biển của đất nước mình bao lâu rồi thì việc gì phải sợ?”.

Còn tại âu thuyền Thọ Quang (TP. Đà Nẵng), cảng cá rộn ràng với các loại cá giấm, mực, cá hố… vừa được chuyển lên bờ.

Tuy nhiên, “Sau khi đặt lệnh cấm (từ ngày 16/5), mật độ tàu Trung Quốc càng dày đặc hơn, xua đuổi tàu mình rất dữ. Tại Đà Nẵng, đã có khoảng trên 10 trường hợp bị xua đuổi”, ông Trần Văn Lĩnh - Chủ tịch Hội nghề cá Đà Nẵng cho biết.

Việc hình thành các tổ đội tàu thuyền cùng nhau khai thác, trang bị Icom cho tàu cá thời gian qua đã phát huy tác dụng lớn trong thời điểm này. Ông Trần Ngọc Cung (ngư dân tàu QNg 92146 TS, Quảng Ngãi) chia sẻ, mỗi lần ra khơi, các tàu luôn có sự liên hệ tương trợ khi gặp luồng cá lẫn khi xảy ra những bất trắc trên biển. Đợt cập bờ lần này, tàu của ông Cung trừ chi phí xăng dầu, đá, thực phẩm… vẫn lãi gần 100 triệu đồng. Chia cho anh em bạn thuyền, mỗi người được khoảng 5 triệu/1 phiên biển kéo dài 10 ngày.

Đoàn kết để vươn khơi

Chủ tịch Hội Nghề cá Đà Nẵng Trần Văn Lĩnh bức xúc trước lệnh cấm vô lý này. Ông cho rằng, “Trung Quốc đã buộc chúng ta rời bỏ ngư trường truyền thống, rời bỏ chủ quyền lãnh hải để thực hiện các yêu sách chính trị của họ. Điều này cản trở công việc làm ăn của ngư dân Việt, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Vì vậy, mình không thể chấp hành theo họ. Nếu mình không đi đánh cá thì đã gián tiếp chấp hành lệnh cấm phi lý trên, giúp Trung Quốc đạt được mục đích. Hơn chục năm nay, Trung Quốc đều ban hành lệnh cấm đánh bắt trong khoảng thời gian này, nhưng ngư dân Việt Nam nói chung và ngư dân Đà Nẵng nói riêng coi đó là lệnh cấm vô lý, họ vẫn tiếp tục khai thác trên ngư trường truyền thống”.

Ông cho biết, ngư dân Đà Nẵng mỗi khi gặp thời điểm khó khăn như thế này đều xiết chặt đội ngũ, động viên nhau. Các tàu cá luôn mang theo đầy đủ dụng cụ định vị vệ tinh, thông tin liên lạc để kịp thời thông báo cho nhau và báo cho cơ quan chức năng những hành vi vi phạm luật của Trung Quốc, cùng nhau bám biển.

Tại Núi Thành, hiện 3 xã Tam Quang, Tam Hải, Tam Giang (Núi Thành, Quảng Nam) có khoảng gần 300 tàu thuyền với khoảng 600 ngư dân đang hoạt động tại ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa. Trước sự kiện này, địa phương luôn quan tâm tới các tàu đánh bắt xa bờ qua việc theo dõi hoạt động hằng tháng của Nghiệp đoàn nghề cá.

Ông Phạm Văn Châu - Phó Chủ tịch xã Tam Giang cho biết, “Hành động gây hấn của Trung Quốc gần đây đã không thể gây nao núng cho ngư dân xã Tam Giang chúng tôi. Họ vẫn vươn khơi xa làm ăn ở những ngư trường truyền thống đã được khẳng định chủ quyền và quyết giữ lợi ích hợp pháp của mình”.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Hữu Khoa - Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Tam Hải cho biết, tất cả tàu thuyền đều đã được tập huấn, ngư dân sử dụng thành thạo các thiết bị liên lạc để sẵn sàng kết nối với lực lượng chức năng và kết hợp với các tàu bạn. Nhờ đó mà đồng hành, trợ giúp nhau khi đối mặt với các tình huống gặp phải trong quá trình khai thác.

Bấp chấp lệnh cấm phi lý và ngang ngược của Trung Quốc, ngư dân Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng phát huy sức mạnh kết đoàn trong các chuyến vươn khơi. Bởi họ có niềm tin vào công lý, và sự hậu thuẫn của lực lượng chấp pháp Việt Nam lẫn quốc tế luôn đồng hành với ngư dân trong các chuyến bám biển.

Hồng Hạnh

Các tin mới

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[29/12/2015]

[29/12/2015]

[29/12/2015]

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang