• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nỗi buồn rong mơ

Nguồn tin: Báo Quảng Ngãi, 22/05/2015
Ngày cập nhật: 24/5/2015

Cứ đến tháng 5 - 6 hằng năm, người dân ở các vùng ven biển Bình Sơn (Quảng Ngãi) lại được dịp hái “lộc biển” khi đua nhau khai thác rong mơ. Tuy nhiên, tình trạng khai thác ồ ạt loại rong biển này đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển gần bờ.

Ồ ạt khai thác…

Thời điểm này, từ sáng sớm, hàng trăm người dân ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu đã có mặt tại bãi biển với nhiều dụng cụ thuyền thúng, kính bơi, lưới vợt. Đó là cách họ khởi đầu ngày mới với công việc hái rong mơ để lấy tiền “tươi” một cách dễ dàng vào thời điểm đầu mùa nóng.

Vừa tấp vào bờ với chiếc thúng đã đầy ụ rong mơ, vợ chồng anh Nguyễn Văn Thanh khoe rằng đó là thành quả sau 30 phút ngụp lặn dưới làn nước mặn cách bờ hơn 25 mét. “Với giá 5 - 6 nghìn/kg rong đã phơi khô như bây giờ thì hai người làm cả ngày cũng bỏ túi hơn 200 nghìn đồng/người. Khỏe hơn đi thúng đánh lưới nhiều, nên cứ khoảng đầu tháng 5 là vợ chồng tôi rủ nhau đi hái rong mơ kiếm thêm thu nhập”- anh Thanh chia sẻ.

Thời điểm này, ở các vùng ven biển, người dân đã ồ ạt rủ nhau đi khai thác rong mơ

Vừa nói dứt câu, anh Thanh liền giục vợ kéo thúng nhanh vào bờ để phơi “lộc biển” vừa mới hái được ở ngay trên bờ biển. Hai đứa con đang độ tuổi học tiểu học của vợ chồng anh, những buổi không phải tới trường, cũng được “điều động” đến phụ giúp bố mẹ phơi rong. Vừa đổ xong thúng rong đầy ụ, vợ chồng anh Thanh quày quả lôi thúng ra biển tiếp tục công việc hái rong. “Phải tranh thủ chứ không người ta hái hết chỗ gần, mình lại phải bơi ra xa. Giờ càng ngày rong càng hiếm rồi!”- anh Thanh quay đầu nói lại, bước chân tiến về phía biển mỗi lúc một nhanh.

Đúng như lời anh Thanh nói, nếu như trước đây, người dân chỉ cần bước ra biển chừng 5 - 10 mét, sau một cái với tay xuống làn nước mặn đã có thể vớt được từng mảng rong mơ nặng trịch. Nhưng 5 năm trở lại đây, khi biết được nguồn lợi thu nhập từ rong mơ đem lại, người dân ở nhiều xã ven biển như Bình Châu, Bình Thuận, Bình Hải… đã ồ ạt khai thác. Chính vì vậy, cứ qua mỗi mùa rong mơ, người dân lại phải bơi thúng ra biển ngày một xa hơn nhưng khối lượng rong hái được cũng ngày một vơi dần.

…nhưng không tính đến hậu quả

Chứng kiến cảnh người người, nhà nhà đổ ra bờ biển hái rong mơ, phơi khô để đem bán cho các thương lái, cụ ông Trần Tuyền nay đã ngoài 90 tuổi xót xa: “Ngày xưa, loại rong này chả ai đụng tới. Đến nỗi, rong chín già, bứt gốc nổi lềnh bềnh tấp vào bờ biển dày đặc vào độ tháng 6 - 7. Giờ thì chúng được người dân chủ động đi hái ở ngay ngoài biển khi mới nhú. Rong cũng được phơi đen ngòm, dày đặc ngoài bờ biển, nhưng…”. Sau câu nói bỏ lửng, ông Tuyền xua tay, thở dài.

Sau khi khai thác, người dân đem phơi rong dày đặc trên các bãi biển và bán với giá 5-6 nghìn đồng/kg khô

Là người dân bản xứ, quanh năm được biển vỗ về, ông Tuyền và nhiều người khác đều biết được tác dụng hữu ích của rong mơ. Loại rong này thường sống bám vào rạn san hô, các tảng đá ngầm dưới biển. Đây là chỗ trú ẩn, kiếm ăn và sinh sản của nhiều hải sản. Người dân khai thác rong bằng cách lặn xuống rạn để bứt hoặc cắt. Khi bứt một bụi rong thường đồng thời cũng giật vỡ đổ một tảng san hô hoặc đạp chân lên san hô, lên tảng đá nên không tránh khỏi làm vỡ đổ rạn san hô hoặc làm nát nơi cư trú của tôm cá. Chính vì vậy, tình trạng khai thác rong mơ mỗi ngày thêm tràn lan, thì các sản vật từ biển như tôm, cá… cũng dần thưa thớt.

Để hạn chế tình trạng khai thác không tính đến hậu quả, chính quyền địa phương đã có thời gian quy định khai thác rong mơ với cách thức phù hợp, không tận diệt loại rong biển hữu ích này. Riêng UBND huyện Bình Sơn đã quy định không được khai thác rong trước ngày 20.6. Đây là thời điểm thu hoạch rong tốt nhất, sản lượng cao nhất, vừa làm sạch biển, tránh cho tàu bè không gặp nguy hiểm khi bị rong quấn vào bánh lái. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, người dân vẫn “vô tư” khai thác, đem phơi và bán cho các thương lái với giá cao.

Bởi theo nhiều người dân địa phương, nếu đợi đến thời điểm chính quyền địa phương cho phép, thì rong đã già và giá bán sẽ bị hạ thấp. Nên chỉ khi rong mới nhú, đang độ phát triển thì người dân mới đua nhau đi hái, bứt để có thu nhập cao. Đây là thực trạng đáng buồn, trong khi người dân địa phương đang làm cạn kiệt nguồn tài nguyên quý giá, thì ở một số nước lân cận như: Nhật Bản, Hàn Quốc… lại đang bắt tay vào việc trồng, bảo tồn rong mơ để tạo điều kiện phát triển nguồn sinh thái biển ngày càng đa dạng.

Thanh Phương

Các tin mới

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[29/12/2015]

[29/12/2015]

[29/12/2015]

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang