Nguồn tin: Báo Thừa Thiên Huế, 26/05/2015
Ngày cập nhật:
28/5/2015
Dịch bệnh xảy ra và diễn biến phức tạp ngay trong vụ nuôi đầu năm khiến tôm chết hàng hoạt, hoặc chậm phát triển. Về nguyên nhân dịch bệnh, ông Nguyễn Minh Đức, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản (NTTS) tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết:
Tôm nuôi chậm lớn, xảy ra dịch bệnh do ngọt hóa kéo dài, độ mặn thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Từ đầu năm đến nay, nắng nóng thất thường, nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch lớn là dấu hiệu không tốt đối với môi trường nuôi tôm. Các hộ nuôi tôm trên cát thả nuôi mật độ quá dày cũng là nguyên nhân dẫn đến tôm nuôi chậm phát triển, dễ xảy ra dịch bệnh. Gần đây, các cơ sở tôm giống ngoài tỉnh có chương trình khuyến mãi tôm giống, cộng với tâm lý muốn nâng cao năng suất, sản lượng khiến người dân thả nuôi mật độ dày. Riêng đối với tôm chân trắng ở vùng đầm phá tuy ít dịch bệnh, nhưng chậm lớn do ngọt hóa, độ mặn thấp. Tình trạng ngọt hóa, độ mặn thấp một phần do đang mùa thu hoạch lúa, người dân thải nước trong đồng ruộng ra các vùng đầm phá. Một nguyên nhân quan trọng nữa khiến nuôi tôm trên cát thường xuyên bị dịch, hiệu quả chưa cao là do người dân chưa đầu tư thỏa đáng, chưa nắm bắt và tuân thủ các quy trình kỹ thuật cơ bản trong chăm sóc, phát hiện, xử lý dịch bệnh...
Giải pháp nào để ngăn chặn, hạn chế tối đa dịch bệnh trên tôm nuôi, thưa ông?
Khi phát hiện tôm nuôi xảy ra dịch bệnh, Chi cục NTTS tỉnh phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh và các địa phương tổ chức kiểm tra, cấp phát hóa chất và hướng dẫn người dân các biện pháp xử lý, dập dịch. Trong thời điểm nắng nóng, Chi cục NTTS tỉnh có văn bản gửi các địa phương, đồng thời cử cán bộ trực tiếp về tận cơ sở để hướng dẫn người dân phòng chống dịch bệnh. Đối với các ao nuôi chưa bị dịch, sử dụng các loại thuốc, vôi, tăng độ mặn để phòng ngừa dịch bệnh, đảm bảo tôm phát triển. Các ao đã bị bệnh phải đóng cống, xử lý hóa chất đảm bảo an toàn trước khi thải ra môi trường.
Đối với nuôi tôm trên cát, kể cả nuôi tôm chân trắng vùng đầm phá, người dân chỉ nên thả mật độ 200 con/m2 trở xuống, nhằm tạo điều kiện cho tôm phát triển nhanh, kích cỡ lớn, đảm bảo chất lượng, giá cao. Chi cục NTTS cũng đã làm việc với các cơ sở sản xuất, ươm giống trước khi xuất bán cho người dân phải đảm bảo chất lượng; cảnh báo người dân không vì khuyến mãi giống mà thả mật độ quá dày... Vừa qua, Chi cục NTTS tỉnh làm việc với các đơn vị chủ hồ đập, thống nhất trong tháng 6/2015 cần hạn chế lưu lượng xả nước ra vùng đầm phá, các cửa Lác, đập Thảo Long nhằm hạn chế tình trạng ngọt hóa, tăng độ mặn đảm bảo phục vụ nuôi trồng thủy sản...
Trong nhiều giải pháp, theo ông đâu là giải pháp căn cơ, hướng đến nuôi tôm bền vững?
Các địa phương phải chấp hành tốt các điều kiện quy hoạch vùng nuôi hợp lý, có đầy đủ ao lắng, ao xử lý nước thải, hệ thống kênh mương thoát nước, xử lý ô nhiễm môi trường... Các hộ nuôi mua sắm đầy đủ các trang thiết bị, máy móc phục vụ nuôi tôm. Người dân phải nắm bắt, áp dụng đúng các quy định kỹ thuật nuôi tôm bền vững, như tuân thủ quy hoạch, điều kiện chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh, thường xuyên theo dõi để sớm phát hiện dấu hiệu dịch bệnh; luôn có nguồn hóa chất, thuốc men tại chỗ để kịp thời xử lý dịch. Nguồn giống nuôi phải chọn mua tại các cơ sở có uy tín, chọn nguồn giống đảm bảo chất lượng, đúng kích cỡ, đồng thời tăng cường xử lý môi trường ao lắng.
Quá trình nuôi cần tăng cường các chất khoáng, tăng các loại vitamin nhằm nâng cao sức đề kháng cho tôm. Đối với môi trường, phải tuân thủ nghiêm ngặt việc xử lý nước thải; hạn chế sử dụng hóa chất xử lý nước thải bằng cách thả nuôi cá rô phi trong thời gian chờ nuôi vụ khác, đó cũng là điều kiện góp phần tăng thu nhập. Khi tôm thả nuôi cần nâng cao mực nước trong hồ, thường xuyên kiểm tra, đo độ mặn, độ PH, NH3 để có biện pháp xử lý kịp thời. Các loại thức ăn cho tôm phải đảm bảo chất lượng, mua tại các cơ sở, đại lý có uy tín; ban ngày nên hạn chế lượng thức ăn, tăng cường thức ăn vào ban đêm vì lúc này nguồn nước mát, tôm khỏe nên ăn nhiều... Chi cục NTTS tỉnh sẽ phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh sử dụng nguồn hóa chất dự phòng và lượng hóa chất được Trung ương hỗ trợ mới đây để cấp phát cho các địa phương dự trữ, kịp thời triển khai xử lý, phòng chống dịch bệnh...
Xin cảm ơn ông!
Hoàng Triều (thực hiện)
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155
Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.