• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

“Chết đứng” vì mua bán cá thông qua sổ tiết kiệm không có giá trị thực

Nguồn tin: Báo An Giang, 09/06/2015
Ngày cập nhật: 10/6/2015

Ông Hồ Văn Tiểu (sinh năm 1949, ngụ xã Ô Long Vĩ, Châu Phú, An Giang) đang “đứng ngồi không yên” vì vẫn chưa nhận được 1,8 tỷ đồng tiền bán cá tra từ N.M.H (sinh năm 1987, ngụ TP. Hồ Chí Minh). Điều đáng nói là trong quá trình giao dịch, H. thế chấp một sổ tiết kiệm trị giá 2 tỷ đồng cho ông. Khi giao dịch xong, ông mới bật ngửa vì sổ tiết kiệm… không có giá trị thực.

Trao đổi với phóng viên, ông Tiểu cho biết: “Tôi là người nuôi cá lâu năm, rất cẩn trọng trong quá trình giao dịch, đặc biệt là thương lái lạ. Mấy năm nay, tôi thường giao dịch với L.V.C và L.M.T (cùng ngụ huyện Phú Tân), vì họ giữ uy tín khi thực hiện hợp đồng. Đầu tháng 10-2014, T. chê cá tôi xấu, trả giá thấp và không mua. C. giới thiệu H. là giám đốc một công ty ở TP. Hồ Chí Minh, có nhu cầu mua cá. Từ sự giới thiệu của C., tôi đồng ý ký hợp đồng bán 100 tấn cá cho H., giá 23.300 đồng/kg”.

Khi làm hợp đồng kinh tế ngày 11-10-2014, hai bên thống nhất bên A (H.) thanh toán cho bên B (ông Tiểu) bằng hình thức chuyển khoản, chia thành 3 đợt. Đợt 1, bên A giao sổ tiết kiệm trị giá 2 tỷ đồng (số 357483, đứng tên H. do Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt chi nhánh Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh cấp) cho bên B. Đợt 2, bên A thanh toán cho bên B bằng hình thức ký gửi sổ tiết kiệm tương ứng với số tiền còn lại (khi hai bên xác nhận tổng lượng tại ao) và cam kết sẽ chuyển khoản sau 30 ngày kể từ ngày hợp đồng được ký kết. Bên B có thể kiểm tra xác thực số tiền trong sổ tiết kiệm bất kỳ thời gian nào tại các chi nhánh ngân hàng. Đợt 3, bên A thanh toán số tiền tương ứng với sổ tiết kiệm đã ký gửi bên B bằng hình thức chuyển khoản. Bên B giao lại sổ tiết kiệm cho bên A. Cuối hợp đồng, ông H. còn ghi rõ: “Tôi cam kết sẽ thanh toán đủ số tiền trên trước thời hạn cam kết. Đến hạn trên, không thanh toán đủ tôi sẽ rút tiền trên sổ thanh toán đầy đủ cho bên bán”. Đến ngày 14-10, đôi bên xác nhận tổng trọng lượng cá là 89.828kg, tương ứng với 2.092.000.000 đồng. Ông Tiểu nhận trước 92 triệu đồng.

Quyết định thu giữ sổ tiết kiệm của H. từ Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt chi nhánh Tân Bình

Để chắc chắn, ông Tiểu yêu cầu H. cùng ra làm hợp đồng công chứng “vay tiền có biện pháp đảm bảo”. Ông Tiểu đồng ý cho H. vay 2 tỷ đồng trong 10 ngày (từ 14-10 đến 24-10-2014), tài sản bảo đảm là 2 tỷ đồng trong sổ tiết kiệm. H. giao bản chính sổ tiết kiệm cho ông Tiểu giữ cho đến khi H. gửi trả 2 tỷ đồng cho ông. “Đúng hẹn, tôi yêu cầu H. phải trả 2 tỷ đồng, hoặc cùng tôi ra ngân hàng rút tiền từ sổ tiết kiệm. Ngay thời điểm trên, tôi nhận được thông báo từ ngân hàng: “Căn cứ giấy đề nghị vay vốn kiêm Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng cầm cố và Khế ước nhận nợ ngày 10-10-2014 giữa Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt chi nhánh Tân Bình với ông N.M.H về việc cho vay chứng minh tài sản du học; căn cứ Giấy đề nghị mượn tài sản bảo đảm của ông N.M.H ngày 10-10-2013, Giám đốc Ngân hàng quyết định thu giữ tài sản bảo đảm tiền vay của khách hàng N.M.H là sổ tiết kiệm mệnh giá 2 tỷ đồng”. Tôi buộc phải bàn giao sổ tiết kiệm lại cho ngân hàng. Ít ngày sau, phía bên mua cá trả tôi thêm 200 triệu đồng, đến nay vẫn còn nợ 1,8 tỷ đồng. Sự việc khiến tôi lo lắng, ảnh hưởng lớn đến việc trả nợ vay ngân hàng của tôi. Tôi yêu cầu cơ quan chức năng điều tra, xác minh rõ vụ việc, giúp tôi lấy lại công bằng” – ông Tiểu bức xúc.

Luật sư Trần Ngọc Phước (Đoàn Luật sư tỉnh) nhận định: “Trong chuyện này nổi lên 3 quan hệ: Việc mua bán cá giữa ông Tiểu và H.; việc H. sử dụng sổ tiết kiệm làm hợp đồng vay với ông Tiểu thông qua công chứng; hợp đồng cho vay chứng minh tài sản du học của H. và Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt chi nhánh Tân Bình. Các quan hệ này hoàn toàn bình thường, hợp pháp, cho đến khi xuất hiện văn bản của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt chi nhánh Tân Bình quyết định thu giữ sổ tiết kiệm của H. (lúc 2 giao dịch giữa ông Tiểu và H. đã hoàn thành). Cần xác định rõ: Sổ tiết kiệm 2 tỷ đồng thực sự là gì? Vai trò của ngân hàng trong sự việc? Qua câu chuyện này, người dân cần rút kinh nghiệm: Khi gặp tình huống tương tự, nên tìm đến các tổ chức, cá nhân am hiểu pháp luật về hợp đồng kinh tế, dân sự để tham khảo ý kiến; trực tiếp liên hệ cơ quan phát hành các văn bản về tài sản đảm bảo để chắc chắn rằng tài sản thực sự có giá trị, có thể dùng để giao dịch. Mặt khác, trong giao dịch mua bán nông - thủy sản, nên có một tổ chức trung gian (hợp tác xã, hiệp hội…) đứng ra để bảo đảm quyền lợi hội viên”.

Theo cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh, đơn vị đang thụ lý, xác minh vụ việc, để làm rõ vai trò của H. và những người có liên quan; việc Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt chi nhánh Tân Bình cấp sổ tiết kiệm cho N.M.H. Tuy nhiên, từ những hồ sơ, chứng cứ ban đầu, đơn vị nhận thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong vụ việc này.

KHÁNH HƯNG

Các tin mới

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[29/12/2015]

[29/12/2015]

[29/12/2015]

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang