Nguồn tin: Báo Chính Phủ, 26/08/2016
Ngày cập nhật:
27/8/2016
Do mang lại hiệu quả kinh tế cao nên trong những năm vừa qua, loại cây đặc sản Nhãn chín muộn đã được nông dân các huyện ngoại thành Hà Nội tập trung phát triển mạnh. Trong tương lai, phát triển sản xuất Nhãn chín muộn sẽ trở thành sản xuất nông nghiệp chủ lực của Hà Nội.
Nhãn chín muộn tại xã Đại Thành - huyện Quốc Oai. Ảnh: Tú Mai
Ông Phạm Ngọc Lý, Phó Giám đốc Trung tâm phát triển cây trồng Hà Nội cho biết, theo số liệu Niên giám Thống kê năm 2015, diện tích cây ăn quả của Hà Nội có hơn 15,7 ha, chủng loại chính gồm Bưởi, Cam, Nhãn, Chuối (chiếm 59%), còn lại Táo, Đu đủ, Hồng xiêm, Vải, Xoài, … Trong số các cây ăn quả chiếm diện tích lớn, cây Nhãn đứng ở vị trí thứ 3 với diện tích gần 2 nghìn ha, trong đó cây Nhãn chín muộn đạt khoảng 500 ha. Sản lượng Nhãn chín muộn hàng năm đạt khoảng 8.000 - 10.000 tấn, thu nhập bình quân 300 - 400 triệu đồng/ha/năm, một số vườn tiêu biểu cho thu nhập trên 700 - 1.000 triệu đồng/ha/năm.
Nhãn chín muộn có nguồn gốc từ Hà Nội, là một trong những loại cây ăn quả đặc sản giá trị kinh tế cao, cho thu hoạch rất muộn. Nhãn chín muộn Hà Nội hiện có 2 dòng là HTM1 (dòng quả méo, có nguồn gốc từ xã Đại Thành - huyện Quốc Oai) và HTM2 (dòng quả tròn, có nguồn gốc từ xã Song Phương - huyện Hoài Đức). Đến nay theo thống kê chưa đầy đủ, diện tích nhãn giống HTM1 và HTM2 đạt hơn 500 ha, tập trung chủ yếu tại các huyện Quốc Oai, Hoài Đức khoảng 300 ha và rải rác tại một số huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ba Vì, Đan Phượng,… 200 ha.
Theo quy hoạch đến năm 2020, giống Nhãn chín muộn Hà Nội sẽ tập trung phát triển tại một số vùng như: ven sông Đáy thuộc huyện Quốc Oai (Xã Đại Thành, diện tích năm 2016: 155 ha đến năm 2020 diện tích 200 ha); Vùng Nhãn ven sông Đáy thuộc huyện Hoài Đức (gồm các xã An Thượng, Đông Lao, Song Phương, diện tích năm 2016 hơn 150 ha đến năm 2020 diên tích đạt 250 ha); Vùng Nhãn ven sông Đáy thuộc huyện Chương Mỹ (xã Lam Điền, Thụy Hương, diện tích quy hoạch 100 ha).
Hiện nay, Sở NN&PTNT Hà Nội đã chứng nhận, quản lý khoảng 100 cây Nhãn chín muộn đầu dòng và vườn cây đầu dòng tại Hội sản xuất và kinh doanh nhãn chín muộn huyện Hoài Đức, HTX Đại Thành - huyện Quốc Oai. Qua đó cung cấp hàng triệu mắt, cành ghép, cây giống Nhãn chín muộn cho nhu cầu phát triển vùng Nhãn chín muộn của Thành phố và các tỉnh phía Bắc như: Hưng Yên, Hải Dương, Hoà Bình, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang.
Qua 6 năm thực hiện, Trung tâm phát triển cây trồng Hà Nội đã xây dựng được các mô hình thâm canh, thâm canh theo VietGAP, ghép cải tạo, trồng mới và chăm sóc nhãn chín muộn đạt 235 ha. Trong đó, mô hình Thâm canh Nhãn chín muộn nhờ áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, hiệu quả kinh tế mô hình đều tăng qua các năm, năm 2016 dự kiến tăng 325 triệu đ/ha so với năm 2010.
Bên cạnh đó, hàng năm Trung tâm cũng tổ chức hội nghị hợp tác 4 nhà để làm cầu nối giữa doanh nghiệp, siêu thị, huyện, xã về tiêu thụ sản phẩm nhãn chín muộn cho các xã viên sản xuất nhãn chín muộn, nhằm tiêu thụ tốt nhất sản phẩm cho bà con trong vùng sản xuất.
Tuy nhiên, phần lớn Nhãn chín muộn Hà Nội tiêu thụ ở dạng quả tươi, không qua sơ chế, đóng gói, nhãn mác. Sản phẩm Nhãn chín muộn chủ yếu là do nông dân tự tiêu thụ thông qua tư thương nên giá thành bấp bênh. Thị trường tiêu thụ chủ yếu tại Hà Nội (khoảng 10 - 20% quả được tiêu thụ tại các cửa hàng, siêu thị ở các quận, huyện, thị xã). Bên cạnh đó, công nghệ xử lý, bảo quản, vận chuyển còn lạc hậu, chủ yếu sử dụng biện pháp thủ công, dẫn đến chi phí cao và chất lượng bảo quản thấp.
Chính vì vậy, trong lộ trình từ nay đến năm 2020, để đẩy mạnh phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ Nhãn chín muộn, ông Phạm Ngọc Lý cho biết, Trung tâm phát triển cây trồng sẽ phối hợp với các huyện, địa phương quy hoạch, phát triển vùng trồng mới, thâm canh Nhãn chín muộn. Đồng thời xây dựng các vùng sản xuất Nhãn chín muộn an toàn, bền vững và đưa phát triển sản xuất Nhãn chín muộn trở thành sản xuất nông nghiệp chủ lực của Hà Nội. Phấn đấu đến năm 2020, tổng diện tích Nhãn chín muộn toàn Thành phố đạt trên 700 ha.
Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật đồng bộ hóa, đặc biệt là ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất Nhãn chín muộn. Nghiên cứu các biện pháp bảo quản quả Nhãn chín muộn đáp ứng yêu cầu rải vụ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân.
Đồng thời tăng cường công tác đào tạo, tập huấn về quản lý, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản và xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm cho cán bộ, nông dân các vùng trồng Nhãn chín muộn.
Xây dựng mạng lưới, chuỗi liên kết, quản lý chuỗi sản phẩm từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ Nhãn chín muộn.Trong đó, tiếp tục khai thác tốt các thị trường tiêu thụ truyền thống trong nước, chú trọng việc tiêu thụ ở thị trường nội địa và mở rộng sang thị trường có giá trị cao như Mỹ, các nước khối EU, khu vực Trung Đông.
Tú Mai
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.