Nguồn tin: Báo Hậu Giang, 31/08/2016
Ngày cập nhật:
1/9/2016
Với diện tích trên 7.500ha, cây ăn trái dần trở thành loại cây trồng chủ lực ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Tuy nhiên, vì nhiều yếu tố tác động, các mặt hàng trái cây ở địa phương này vẫn chưa tìm được chỗ đứng trên thị trường nên sản phẩm làm ra của nhà vườn luôn bị ép giá.
Do diện tích sản xuất nhỏ lẻ nên gần như nhà vườn phải tự tìm đầu ra cho mặt hàng trái cây.
Canh tác gần 7 công bưởi da xanh, trong đó 1/3 diện tích đang cho trái, năng suất hơn 2 tấn trái mỗi năm, nhưng đa phần đều được ông Nguyễn Văn Thế, ở thị trấn Cây Dương, đem ra bán lẻ ở chợ. Bởi theo ông Thế, các nhà vườn trồng cây ăn trái hiện nay đa phần đều mang tính tự phát, thấy loại cây trồng nào có giá trị kinh tế cao thì trồng, không có bất kỳ một sự đảm bảo về đầu ra. Trái bưởi cũng không ngoại lệ, dù đây là loại có giá trị kinh tế cao, nhưng lợi nhuận mà các nhà vườn thu về vẫn chưa tương xứng. Trong khi bưởi da xanh được bày bán ở các siêu thị có lúc lên đến 60.000 - 70.000 đồng/kg, nhưng thương lái đến thu mua tại vườn chỉ 40.000 đồng/kg.
Không chỉ có bưởi da xanh, mà cam xoàn là một trong những loại trái cây nổi tiếng ở Phụng Hiệp vừa được công nhận nhãn hiệu cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Mặc dù chất lượng cam xoàn nơi đây hơn hẳn các địa phương khác về vị ngọt thanh, ruột vàng, nước nhiều, nhưng sức cạnh tranh trên thị trường vẫn còn khá thấp. Đến vụ ai trả giá cao thì bán, chứ vẫn chưa có doanh nghiệp nào tham gia bao tiêu sản phẩm.
Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này là do sản xuất manh mún, nhỏ lẻ của người dân. Một điều cũng khá quan trọng đó là tư duy sản xuất của người dân vẫn còn mang tính truyền thống, ngại áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng năng suất và chất lượng sản phẩm. Như trường hợp của ông Trần Phước Thuận, ở ấp Phương Thạnh, xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp là một minh chứng. Khi HTX cam xoàn được thành lập cách nay 2 năm, HTX vận động người dân tham gia quy trình sản xuất cam theo hướng VietGAP, khi đó ông Thuận còn khá băn khoăn. Bởi từ lâu ông quen với cách sản xuất truyền thống, khi chuyển sang sản xuất cam theo quy trình VietGAP ông vẫn chưa thể thích nghi. Ông Thuận chia sẻ: “Là một nông dân quen với cách sản xuất truyền thống, đến vụ bón phân gì, sử dụng thuốc BVTV ra sao đều do mình chủ động. Nhưng khi tham gia VietGAP phải tuân thủ nhiều bước theo quy định, như: có kho chứa phân thuốc, hố xử lý trái hư hay thời gian sử dụng thuốc cũng như cách ly đúng quy định… Quy trình tương đối phức tạp nên dù cam sản xuất theo hướng VietGAP giá bán có cao hơn so với sản xuất bình thường, nhưng người dân vẫn chưa mạnh dạn tham gia”.
Theo ông Võ Văn Đê, Giám đốc HTX Cam xoàn Phương Phú, hiện nay diện tích cam xoàn của xã Phương Phú khoảng 300ha, nhưng người dân tham gia quy trình sản xuất cam theo hướng VietGAP chỉ khoảng 30ha. Những diện tích còn lại đa phần người dân sản xuất theo phương thức truyền thống, diện tích nhỏ lẻ nên khó trong việc liên kết với doanh nghiệp trong khâu bao tiêu sản phẩm. Bằng chứng là hiện nay, dù cam xoàn đã được công nhận nhãn hiệu, nhưng vẫn chưa tìm được doanh nghiệp vào bao tiêu sản phẩm. Ông Đê cho biết: “Diện tích cam xoàn cho trái ở Phương Phú hiện nay vào khoảng 30ha, năng suất và chất lượng cam ở đây đạt khá cao, ở mức 2-3 tấn/công. Sản lượng mỗi năm vào khoảng 800 tấn, nhưng người dân đều phải bán qua thương lái, còn việc tìm doanh nghiệp bao tiêu dù thời gian qua HTX đã cố gắng nhưng vẫn chưa thực hiện được”.
Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, cho biết: Thời gian qua, mặt hàng cây ăn trái ở Phụng Hiệp, chưa được các doanh nghiệp bao tiêu là do người dân sản xuất manh mún nên khi doanh nghiệp có nhu cầu vẫn không thể đáp ứng được diện tích để hợp đồng bao tiêu. Mặt khác, hiện nay với tư duy sản xuất lạc hậu, người dân chưa thấy hết lợi ích của việc bao tiêu nông sản, còn đắn đo trước quy trình sản xuất trái cây sạch mà doanh nghiệp đưa ra. Chính vì lẽ đó mà thời gian qua, trái cây ở Phụng Hiệp vẫn đang loay hoay tìm chỗ đứng trên thị trường”.
Cũng theo ông Tuấn, khó khăn là vậy, nhưng huyện Phụng Hiệp đang trong quá trình quy hoạch lại vùng sản xuất. Thông qua quá trình chuyển đổi cây trồng triển khai thời gian qua, huyện cũng đã chỉ đạo các địa phương tập trung phân vùng, tuyên truyền cho người dân lựa chọn những loại cây trồng phù hợp với từng vùng đất để xây dựng những vùng trái cây đặc sản, điển hình như cam xoàn ở vùng đất Phương Phú. “Khi thực hiện được việc phân vùng, huyện sẽ đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi phù hợp, mặt khác sẽ tập huấn nâng cao kỹ thuật canh tác cây ăn trái cho các nhà vườn, từ đó làm thay đổi nhận thức về cách làm ăn tập thể cho người dân. Có như vậy, mới mời gọi doanh nghiệp vào liên kết bao tiêu sản phẩm, đảm bảo đầu ra cho mặt hàng trái cây”, ông Tuấn cho biết thêm.
Theo thống kê, hiện nay diện tích vườn cây ăn trái của huyện Phụng Hiệp trên 7.500ha, trong đó cây có múi chiếm 55% với diện tích gần 4.200ha, xoài 336ha, mít 185ha, các loại cây trồng khác chiếm 1.800ha. Nhưng tất cả những diện tích này vẫn chưa có doanh nghiệp tham gia ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
THANH DUY
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.