Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 06/09/2016
Ngày cập nhật:
8/9/2016
Từ bao đời, bưởi da xanh là đặc sản nổi tiếng của tỉnh Bến Tre. Nhưng thời gian gần đây, loại cây ăn quả khó tính này đã được một số người dân ở xã Đạ Lây (huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng) đưa vào trồng thành công. Trong đó, mô hình bưởi da xanh được đầu tư hơn 10 tỷ đồng và có triển vọng nhất mà chúng tôi nói đến là của anh Nguyễn Hoàng Cường (44 tuổi, ngụ tại thôn Vĩnh Thủy, xã Đạ Lây).
Vườn quýt sai quả của anh Cường
Đầu tư hơn 10 tỷ đồng trồng bưởi da xanh
Không phải vô cớ mà anh Nguyễn Hoàng Cường lại từ bỏ công việc buôn bán đang “ăn nên làm ra” ở TP Hồ Chí Minh để bỏ ra số tiền hơn 10 tỷ đồng lên Đạ Lây mua đất đầu tư trồng bưởi da xanh. Trước khi quyết định bỏ nghề kinh doanh đi làm nông dân, anh Cường đã tìm về vùng đất Đạ Lây để tìm hiểu khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây. Không phải như những nông dân bình thường, việc tìm hiểu về thổ nhưỡng và khí hậu tại vùng đất này được anh tiến hành một cách hết sức bài bản theo một quy trình không thể cẩn thận hơn. Anh Cường tâm sự: “Sau hơn 1 năm tới lui tìm hiểu thực tế và từ các “bô lão” bản địa, tôi thấy khí hậu 2 mùa mưa nắng ở đây khá giống với khí hậu ở các tỉnh miền Tây. Đây là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển các loại cây trồng có múi như sầu riêng, mít, cam, quýt và đặc biệt là bưởi. Tuy nhiên, để chắc ăn hơn tôi đã chọn cách lấy mẫu đất rồi gửi tới các cơ quan chuyên môn cùng kiểm định và phân tích về độ thích hợp với các loại cây trồng. Thật bất ngờ, qua kết quả đối chiếu từ các cơ quan chuyên môn cho thấy, vùng đất Đạ Lây hội tụ mọi yếu tố tốt nhất để phát triển các loại cây có múi. Tuy nhiên, tôi vẫn không vội mua đất mà quyết định đi tìm hiểu và học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm từ những người đi trước”.
Đầu năm 2013, anh đã lặn lội đi tìm người “bái sư” học nghề. Sau một thời gian đi đây đó, cơ duyên đến với anh khi gặp được ông Lê Văn Xê (còn gọi là ông Sáu Xê, được mệnh danh là “vua” bưởi da xanh) tại xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Anh Cường chia sẻ: “May mắn thay, tuy chỉ là người xa lạ, nhưng sau khi nghe tôi giãi bày tâm sự về mục đích và chí hướng của mình, ông Sáu Xê đã đồng ý giúp đỡ và nhận tôi là học trò. Vậy là tôi quyết định khăn gói tới trại bưởi của “sư phụ” ở hẳn 1 năm để học nghề trồng bưởi. Tại đây, thầy Sáu Xê chỉ cho tôi bí quyết chọn cây giống, cách trồng, chăm sóc, trị bệnh, tạo trái…”.
Biết được sự phù hợp của khí hậu, thổ nhưỡng lại học được thầy hay nên đầu năm 2014, anh Cường quyết định lên Đạ Lây mua đất trồng bưởi. Ban đầu, anh bỏ ra gần 2,5 tỷ đồng chọn mua 6 ha đất rồi dành 4 ha xuống giống bưởi da xanh và 2 ha còn lại trồng quýt đường. Sau hơn 2 năm trồng và chăm sóc cho thấy, 2 loại cây trồng này đều sinh trưởng, phát triển rất tốt và phù hợp với vùng đất này. Vì vậy, anh quyết định đầu tư thêm 7,5 tỷ đồng để kéo đường điện, làm cầu và mua thêm 9 ha đất mở rộng quy mô trang trại. Theo đó, anh dành tất cả số đất vừa mua xuống toàn bộ giống bưởi da xanh. Anh Cường cho biết: “Hiện, số tiền tôi đầu tư vào trang trại cho đến thời điểm này đã lên tới hơn 10 tỷ đồng rồi. Trong đó, chi phí mua đất xây dựng trang trại vào khoảng 5,5 tỷ đồng. Còn lại là chi phí đầu tư giống, phân bón, phương tiện phục vụ sản xuất. Đến nay, 4 ha bưởi và 2 ha quýt trồng lứa đầu tiên đã cho trái và dự kiến sẽ thu hoạch vào Tết Nguyên đán tới đây. Diện tích còn lại thì có 3 ha bưởi đã được 1 năm tuổi và 6 ha vừa trồng. Vì kỹ thuật trồng bưởi rất khó, nên cứ 1 tuần hay 10 ngày là tôi phải chạy về Bình Dương để gặp thầy Sáu Xê học hỏi thêm kinh nghiệm và kỹ thuật. Khi gặp bệnh khó trị, tôi phải đích thân về tới nơi mời thầy lên xem và tìm cách trị bệnh triệt để. Nhờ vậy, vườn bưởi đang phát triển rất tốt, nhưng để dưỡng cây lứa này tôi chỉ dám để từ 10 - 15 quả/cây. Còn quýt ước tính lứa này sẽ thu được từ 30 - 40 kg/cây”.
Mơ về vùng bưởi đặc sản
Ông Nguyễn Thanh Quang, Chủ tịch UBND xã Đạ Lây cho biết: “Đến nay, toàn xã Đạ Lây đang có 5 mô hình trồng bưởi da xanh và quýt đường với khoảng 30 ha. Trong đó, môt hình trồng bưởi da xanh của anh Cường được đầu tư bài bản và đang hứa hẹn sẽ mang lại nhiều triển vọng hơn cả. Có thể nói, từ những kết quả bước đầu tại trang trại của anh Cường cho thấy, bưởi da xanh tuy là loại cây trồng khó tính nhưng lại rất thích hợp với vùng đất nơi đây. Hiện nay, nhiều hộ dân trên địa bàn xã nhận thấy được triển vọng từ mô hình bưởi da xanh của anh Cường, nên cũng đã tới học hỏi để đầu tư nhân rộng. Tuy nhiên, xã cũng đã khuyến cáo với bà con cần thận trọng vì đây là một loại cây trồng mới có vốn đầu tư lớn, lại đòi hỏi sự hiểu biết cao về khoa học, kỹ thuật”.
KHÁNH PHÚC
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.