Nguồn tin: Hà Nội Mới, 21/09/2016
Ngày cập nhật:
22/9/2016
Xuất khẩu rau, quả năm nay có thể cán mốc 2,5 tỷ USD, nhiều khả năng vượt qua kim ngạch xuất khẩu lúa gạo. Với sự phong phú, đa dạng về chủng loại, “cánh cửa” cho trái cây xuất khẩu Việt Nam đang rộng mở. Đây là tín hiệu đáng mừng, nhất là trong bối cảnh Ngành Nông nghiệp nỗ lực vượt qua khó khăn, lấy lại đà tăng trưởng.
Công nhân sơ chế xoài xuất khẩu sang Hàn Quốc tại Nhà máy Good Life (TP Hồ Chí Minh). Ảnh: Trần Mạnh
Mở rộng thị trường
Chương trình xúc tiến xuất khẩu trái cây sang các thị trường "khó tính" đã thu được những kết quả khả quan. Trong 8 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu rau, quả của Việt Nam tăng gần 130% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng nói, xuất khẩu trái cây tăng mạnh khi vươn tới một loạt các thị trường tiềm năng như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Canada…
Đặc biệt, người sản xuất trái cây trong nước vừa đón nhận thêm tin vui khi trái xoài tươi được phép nhập khẩu vào Australia ngay trong tháng 9-2016. Đây là kết quả sau 9 năm đàm phán với Australia. Giám đốc Hợp tác xã Xoài Suối Lớn Nguyễn Thế Bảo cho biết, trước khi đàm phán, phía đối tác Australia đã tiến hành kiểm tra quy trình cũng như các điều kiện để xoài Việt Nam được cấp phép vào thị trường nước này. Hiện các bên liên quan đã thống nhất được vùng nguyên liệu, quy trình sản xuất và giá cả...
Trước đó, đầu tháng 8, phía Australia chuyển giao công nghệ bảo quản để Hợp tác xã Xoài Suối Lớn thực hiện thử nghiệm. Công nghệ bảo quản này đang được áp dụng để bảo đảm xoài vào thị trường Australia không tồn dư chất độc hại. Quá trình xuất khẩu xoài được tiến hành theo đường hàng không và đường biển. Với đường hàng không, mỗi ngày có 2 tấn hàng được xuất đi sau đó bán tại các siêu thị ở Australia. Còn quả xoài xuất khẩu qua đường biển mỗi ngày là 1 container (khoảng 16 tấn).
Theo tính toán, hiện nay toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có hơn 288.000ha cây ăn quả các loại, cho sản lượng mỗi năm hơn 3,18 triệu tấn quả để phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Một trong những điểm quan trọng thúc đẩy trái cây Việt Nam nói chung, ĐBSCL nói riêng tiến xa là sản phẩm bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn của nước nhập khẩu. Nếu được khai thác tốt, trái cây hoàn toàn có thể trở thành mặt hàng chính, hiệu quả cao trong xuất khẩu nông sản...
Chú trọng xây dựng thương hiệu
Dù xuất khẩu trái cây "lên ngôi" và liên tục tăng mạnh, song phần lớn các loại quả đều tiêu thụ dưới dạng quả chín, tươi sau khi thu hoạch; việc chế biến, phơi sấy, đóng hộp, nước ép, bảo quản nhiều ngày mới ở giai đoạn đầu và chiếm tỷ lệ nhỏ. Thị trường tiêu thụ trái cây chủ yếu ở trong nước, chiếm từ 85 đến 90% tổng sản lượng sản xuất, xuất khẩu mới chiếm từ 10 đến 15%.
Để tận dụng tốt cơ hội đẩy mạnh tiêu thụ và xuất khẩu trái cây, yêu cầu quan trọng trong thời gian tới vẫn là không ngừng nâng cao chất lượng, tăng cường sản xuất nhiều sản phẩm an toàn, rõ nguồn gốc xuất xứ để thâm nhập sâu hơn vào các thị trường có nhiều tiềm năng. Việc các thị trường lớn, khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… đồng ý cho nhập khẩu một số loại trái cây Việt Nam đã phần nào khẳng định chất lượng của trái cây Việt. Tuy nhiên, để duy trì và mở rộng thị trường cần phải quy hoạch vùng sản xuất trái cây xuất khẩu và xây dựng khung chất lượng bảo đảm các tiêu chí. Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) Hoàng Trung cho biết: "Trong hội nhập sâu, nhất là khi triển khai Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, lộ trình thuế suất giảm dần cũng đồng nghĩa với việc các rào cản kỹ thuật như điều kiện kiểm dịch, an toàn thực phẩm sẽ tăng lên. Do vậy cần đặc biệt quan tâm đến sản xuất chất lượng"...
Về lâu dài, trong quy hoạch, Bộ NN&PTNT đã chú trọng phát triển 12 loại trái cây chủ lực gồm: Thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng, vú sữa, bưởi, nhãn, chuối, dứa, cam, mãng cầu và quýt; tổng diện tích cây ăn quả chủ lực trồng tập trung dự kiến đến năm 2020 là 257.000ha, chiếm 52% tổng diện tích quy hoạch cây ăn trái ở Nam Bộ, trong đó vùng ĐBSCL hơn 185.000ha, vùng Đông Nam Bộ 72.000ha. Ngành Nông nghiệp phấn đấu, ít nhất 50% sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng GAP để có thể xuất khẩu. Tuy nhiên, để phát huy tiềm năng xuất khẩu trái cây, Nhà nước cần tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp hợp tác với nhóm sản xuất (doanh nghiệp sẽ là chủ lực trong liên kết), có cơ chế phù hợp để mang lại lợi ích cao nhất cho người sản xuất. Đặc biệt, không thể bỏ qua việc xây dựng thương hiệu để trái cây Việt có thể đứng chân ở những thị trường nhiều cạnh tranh...
Đỗ Minh
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.