Nguồn tin: Báo Bắc Giang, 21/09/2016
Ngày cập nhật:
22/9/2016
Ngoài gà đồi và chè, để phát huy thế mạnh, tăng thu nhập cho nông dân, giai đoạn 2016-2020, huyện Yên Thế (Bắc Giang) tập trung xây dựng thành công thương hiệu cho sản phẩm cam và nhãn.
Vườn nhãn của gia đình ông Phạm Văn Tình, thôn Đồng Lân, xã Đồng Kỳ.
Vui mùa quả ngọt
Về xã Đồng Kỳ, nơi có diện tích nhãn muộn lớn nhất huyện Yên Thế với hơn 50 ha vào những ngày này, ai cũng xuýt xoa được chiêm ngưỡng những chùm quả to, sai trĩu. Dẫn khách thăm vườn nhãn được bố trí ngay hàng, thẳng lối, cành nào cũng phải "gồng mình" đỡ quả, anh Nguyễn Văn Trình, thôn Đồng Lân cho biết: “Vụ này, nhà tôi có 500 cây gồm các giống nhãn muộn Hà Tây, Hưng Yên. Từ đầu mùa đến nay đã bán hơn 8 tấn, bình quân 20 nghìn đồng/kg, thu về 160 triệu đồng. Dự kiến từ nay đến cuối vụ thu thêm khoảng 4 tấn nữa, giá đang tăng dần và dự kiến sẽ cho lợi nhuận cao hơn năm ngoái”.
Theo anh Trình, mỗi giống nhãn có ưu điểm riêng song nhãn lai 3 dòng Hà Tây (nhãn méo) được khách ưa chuộng. Tương tự, hộ ông Phạm Văn Tình cùng thôn nhiều năm đón mùa nhãn ngọt. Hơn 100 gốc nhãn được khoanh vỏ, tỉa cành, bỏ quả lép nên cho quả to, đều. Ông Tình chia sẻ: Năm nay, nhãn của thôn được nhiều thương nhân ở miền Nam đến thu mua.
Thống kê của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Thế, huyện có hơn 300 ha nhãn muộn, trong đó 235 ha cho thu hoạch, tập trung ở các xã Đồng Kỳ, Tân Sỏi, Đông Sơn, Đồng Lạc. Năng suất bình quân đạt khoảng 5 tấn/ha, sản lượng nhãn muộn toàn huyện vụ này tăng 200 tấn so với năm ngoái.
Cùng với nhãn muộn, những năm qua hàng chục hộ tại địa bàn huyện cũng có thu nhập lớn từ cam. Các giống chính gồm cam đường Canh, cam Vinh, CS1, V2. Năm ngoái, với hơn 100 ha cho thu hoạch, sản lượng đạt hơn 1,5 nghìn tấn. Gia đình ông Nguyễn Ngọc Dung, thôn Trường Sơn, xã Đông Sơn là hộ điển hình trồng cam lãi lớn. Với diện tích hơn 1 ha cam Vinh và cam Canh, năm ngoái ông thu được 40 tấn quả, thu về gần một tỷ đồng. Hiện nay, cam sinh trưởng, phát triển tốt, quả sai trĩu, dự kiến sẽ được mùa tương đương năm ngoái.
Tập trung nguồn lực
Trước hiệu quả kinh tế mà cam, nhãn mang lại, huyện thành lập đoàn công tác khảo sát từng xã và đi đến thống nhất chọn nhãn, cam là cây trồng chủ lực cần tập trung phát triển, xây dựng thương hiệu tập thể từ nay đến năm 2019. Ông Nguyễn Văn Đông, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết: “Trước kia, Yên Thế từng có vùng cam nổi tiếng, đây là cơ sở cho việc tiếp tục phát triển cây trồng này. Nhãn muộn cũng là cây trồng đã khẳng định hiệu quả trong nhiều năm song huyện chọn nhiều giống để rải vụ, đa dạng cơ cấu giống, tiêu thụ thuận lợi”.
Nhiều hộ tại xã Đồng Tâm mở rộng diện tích trồng cam Vinh.
Mục tiêu đề ra là đến năm 2018, toàn huyện hình thành vùng sản xuất tập trung cam, nhãn, sản lượng mỗi loại đạt khoảng 10 nghìn tấn. Hiện nay, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện xây dựng đề án phát triển cây ăn quả đến năm 2020. Trong đó, quy hoạch, chuyển đổi một số diện tích cây trồng kém hiệu quả sang nhãn, cam ở những vùng có ưu thế như: Đồng Kỳ, Hồng Kỳ, Đồng Tâm, Tân Sỏi, Đồng Lạc, Đông Sơn và thị trấn Bố Hạ.
Để thực hiện mục tiêu này, huyện xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ về giống, khoa học kỹ thuật, khuyến khích thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã; thu hút doanh nghiệp liên kết trong sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. "Nhằm chọn được bộ giống chuẩn, hiện nay, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện phối hợp với một số đơn vị thực hiện dự án Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng vườn giống cam sạch bệnh tại tỉnh Bắc Giang” -ông Đông cho biết thêm. Các giống cam được đưa vào trồng thử nghiệm bao gồm: V2, CS1 với tổng diện tích 15 ha.
Được biết, giống cam sạch bệnh được tạo bởi gốc ghép và mắt ghép đã qua bình tuyển, sau đó ươm trong nhà lưới chống côn trùng tại Trường Đại học Nông-Lâm Bắc Giang. Dự kiến, cuối năm nay sẽ sản xuất khoảng hơn 20 nghìn cây giống sạch bệnh. Trước đó, bằng nguồn vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh, Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh thực hiện đề tài Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của giống cam V2; dự án nhân rộng mô hình trồng cam V2 với diện tích 10 ha. Các đề tài, dự án này tạo ra giống cam chất lượng, hình thành mô hình điểm để người dân học tập mở rộng, từng bước hình thành vùng sản xuất tập trung.
Trịnh Lan
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.