Nguồn tin: Báo An Giang, 22/09/2016
Ngày cập nhật:
23/9/2016
Mô hình này đang được nhiều nông dân huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang thực hiện khá hiệu quả. Bằng cách phát triển vườn cây ăn trái, vừa phục vụ tại chỗ cho du khách, bày bán cho người đi đường, vừa đưa đi tiêu thụ ở các chợ, nông dân có thu nhập khá ổn định. Đó cũng là cách thu hút du khách đến với vùng đất mang tên danh thần Thoại Ngọc Hầu.
Vườn mãng cầu xiêm của ông Trương Văn Đàn
Làm phụ, cho thu nhập chính
Thời gian gần đây, phong trào cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng thay cho một số diện tích trồng lúa đạt hiệu quả thấp của nông dân Thoại Sơn bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, không chỉ góp phần tăng thêm thu nhập mà còn tạo ra nhiều loại trái cây ngon phục vụ khách du lịch.
Từ khi tuyến Tỉnh lộ 943, đoạn từ thị trấn Phú Hòa đến thị trấn Núi Sập được nâng cấp, mở rộng đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn huyện Thoại Sơn. Nhà cửa khang trang mọc lên ngày càng nhiều, lượng khách du lịch đến Thoại Sơn cũng ngày càng đông. Để góp phần đa dạng hóa các sản phẩm, phục vụ khách du lịch, thời gian qua, chính quyền các địa phương có tuyến Tỉnh lộ 943 đi qua đã tích cực vận động các hộ dân cải tạo vườn tạp, trồng các loại cây ăn trái phục vụ khách tham quan đến Thoại Sơn. Các loại cây ăn trái được bà con nông dân trồng chủ yếu là cam, bưởi, ổi, táo, sơ ri, mãng cầu xiêm… Đối với những diện tích trồng lúa kém hiệu quả, nông dân chuyển sang trồng sen, lên liếp trồng chanh bông tím…
Ông Trương Văn Đàn, nông dân ấp Vĩnh Trung (xã Vĩnh Trạch, Thoại Sơn), đang trồng 120 cây mãng cầu xiêm, đang cho thu hoạch ổn định, mang lại giá trị kinh tế cao. “Trước đây, 3 công vườn nhà tôi cũng có trồng mãng cầu xiêm nhưng do khai thác lâu năm, cây bị lão hóa nên năng suất thấp, thu nhập chẳng bao nhiêu. Cách đây gần 3 năm, tôi cho đốn bỏ vườn cây cũ để thay thế bằng giống mới. Định là làm thêm công việc phụ lúc nông nhàn nhưng sau 2 năm trồng, cây bắt đầu cho trái. Với giá bán cho thương lái 20.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí, tôi thu lãi đợt đầu khoảng 30 triệu đồng. Thấy hiệu quả hơn cả chục công lúa, tôi dành nhiều thời gian chăm sóc hơn. Vườn cây đang phát triển tốt, sẽ cho trái nhiều hơn, ước lợi nhuận sẽ tăng trong những năm tiếp theo” – ông Đàn phấn khởi.
Đối với du khách đến huyện Thoại Sơn, vườn mãng cầu xiêm của ông Đàn trở thành một trong những điểm tham quan hấp dẫn. “Thấy mãng cầu xiêm bán tại chợ nhưng chưa bao giờ chúng tôi được vào vườn mãng cầu đẹp đến vậy. Gia đình cùng nhau chụp được nhiều ảnh đẹp với vườn mãng cầu. Chủ vườn cũng rất nhiệt tình, hiếu khách. Khi về, chúng tôi mua vài ký mãng cầu xiêm, vừa dùng trong nhà, vừa tặng một ít cho người thân. Tuy món quà giản dị nhưng ai cũng vui vì được thưởng thức đúng trái cây vườn”- chị Trương Thanh Thúy (phường Mỹ Bình, TP. Long Xuyên), vui vẻ.
Mở rộng phát triển
Chỉ tính riêng ở xã Vĩnh Trạch, hiện đã phát triển được 12 héc-ta cây ăn trái, trong đó có một số loại trái cây được Công ty TNHH MTV Thương mại Dịch vụ Phan Nam (TP. Long Xuyên) liên kết tiêu thụ, như: Táo, chanh không hạt… Sản phẩm làm ra, phần thì được thương lái đến tận vườn thu mua, phần được bán tại chỗ cho khách du lịch. “Địa phương đang tiếp tục vận động các hộ có vườn tạp cải tạo trồng các loại cây ăn trái, phục vụ khách du lịch, góp phần đa dạng hóa sản phẩm, tăng thêm thu nhập cho người dân” - ông Nguyễn Hữu Chí, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Trạch, thông tin về hướng phát triển mô hình trồng cây ăn trái trong thời gian tới trên địa bàn.
Ở các địa phương khác, phong trào chuyển đổi vườn cây ăn trái đang được nông dân tích cực hưởng ứng. Chỉ với vài công đất vườn hoặc đất ruộng cải tạo, nông dân có thu nhập quanh năm nhờ cây ăn trái. Tính ra, giá trị vườn cây cao gấp nhiều lần đất ruộng cùng diện tích. Có những gia đình chỉ sở hữu 3-5 công đất vườn đã mang về thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm. Ngày nay, những loại trái cây như táo, sơ ri, mãng cầu xiêm, gương sen, chuối, ổi… bày bán dọc Tỉnh lộ 943 đã trở nên quen thuộc với du khách và trở thành những món đặc sản khó bỏ qua khi đến với Thoại Sơn. Giống như món khô cá lóc nổi tiếng bởi hương vị tự nhiên, không cần tẩm ướp nhiều, các loại trái cây ở Thoại Sơn cũng được nông dân chú trọng tính an toàn, tăng cường sử dụng phân hữu cơ vi sinh, hạn chế sử dụng phân, thuốc hóa học, nhất là gần giai đoạn thu hoạch nên người tiêu dùng rất yên tâm. Đó cũng là cách để thu hút du khách đến với Thoại Sơn, phù hợp với định hướng xây dựng vùng đất ông Thoại thành trung tâm du lịch mà Đảng bộ huyện đã đề ra.
XUÂN LỘC
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.