Nguồn tin: Báo An Giang, 06/10/2016
Ngày cập nhật:
7/10/2016
Vài năm gần đây, cây thanh long đã xuất hiện ở Tịnh Biên (An Giang), với việc ứng dụng phương pháp canh tác theo khoa học và đầu tư chăm sóc chiều sâu. Qua điểm trình diễn và kết quả khảo nghiệm cho thấy, thanh long giống mới (ruột đỏ) thích nghi tốt trên đất pha cát, khu vực đồi dốc và đất ven triền núi.
Với sự hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật của Sở Khoa học - Công nghệ An Giang, vườn của ông Trần Văn Chánh và ông Hồ Văn Ri (xã An Cư) được chọn xây dựng điểm trình diễn “Trồng thanh long ruột đỏ” đầu tiên ở Tịnh Biên và toàn vùng Bảy Núi. Bấy giờ, ông Trần Văn Chánh (ấp Bà Đen) chọn thanh long ruột đỏ, loại giống mới lấy từ Bình Thuận, không phải như thanh long ruột trắng thường thấy trên núi. Điều đáng chú ý, ông trồng trụ và xây bàn thang chắc chắn, hướng tới vùng chuyên canh lớn. Sau khi bỏ năm đầu tiên, kết quả năm thứ 2, thu hoạch năng suất từ 35 tấn – 40 tấn/héc-ta. Vấn đề đặt ra, nếu có nước đảm bảo tưới, năng suất thanh long có thể vượt trội, không thua đồng bằng.
So với mô hình bên ấp Bà Đen, miếng vườn của ông Hồ Văn Ri (ấp Pô Thi) không sánh bằng, bởi quy mô chỉ độc canh cây thanh long (ruột trắng và ruột đỏ). Song, đối với khu vực nền đất vườn và khả năng đầu tư giới hạn, miếng vườn thanh long của ông Ri duy trì tốt và khả năng phát triển khả quan. Sau 3-4 năm trồng thử nghiệm, diện tích nâng lên trên 3.000m2, tăng gấp 3 lần so trồng thử nghiệm ban đầu. Cây thanh long ở đây thuộc giống mới và loại ruột đỏ chiếm đa số. Kết quả, thu hoạch năm thứ 2 trở đi đạt 16 triệu đồng/công/năm, chưa kể phần thu nhập từ việc bán cây giống. Đó là hiệu quả cải tạo vườn, thay đổi cây trồng mới.
Thật ra, thanh long không lạ với cư dân xứ núi, bởi loài cây bản địa này được các chủ vườn trồng nhiều hoặc ít trong những miếng vườn đồi, khu vực đất đồi dốc, ven triền núi… nhằm đa dạng cây trồng, tăng thu nhập vườn đồi và vườn rừng. Nhiều người gọi vui, đó là thanh long núi, loại ruột trắng, thường ăn có vị chua. Một phần các chủ vườn thiếu chăm sóc và đầu tư kỹ thuật canh tác, “bỏ phế” theo tự nhiên thời tiết 2 mùa mưa và nắng, do vậy, khi thanh long ruột đỏ xuất hiện ở Tịnh Biên, không ít cư dân quanh vùng để ý, mua giống và trồng thử tại nhiều xã, thị trấn, như: Cô Tô, Lương An Trà, Lê Trì… (Tri Tôn) và Vĩnh Trung, Văn Giáo, Tịnh Biên, Thới Sơn… (Tịnh Biên).
Triển khai các chương trình, dự án phát triển sản xuất nông nghiệp, Tịnh Biên xác định trồng thanh long ruột đỏ là một trong những mô hình sẽ nhân rộng tại các xã, thị trấn. Chẳng hạn, anh Đinh Văn Đào (quê ở Tân Châu) về lập nghiệp tại ấp Bà Đen (xã An Cư), thấy mô hình của anh Trần Văn Chánh làm ăn hiệu quả, nên thiết kế lại miếng ruộng và trồng 4 công thanh long ruột đỏ. Nếu không, nền đất chưa biết làm gì, vì ruộng ở đây khu vực cao và nhiều loại cây trồng khác đều kém hiệu quả. Năm 2014, anh thu hoạch vụ đầu được 3 tấn, giá dao động theo thời điểm, song cũng rất khả quan. Năm 2015, năng suất tăng theo tỉ lệ thuận tuổi thọ cây trồng, chất lượng cũng ngon và hương vị ngọt hơn.
Sau chuyến tham quan ở Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai), ông Lê Văn Sen (xã An Phú) mạnh dạn đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm nước cải tiến cho 3.000m2 thanh long ruột đỏ. Ông Trương Minh Thức, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện Tịnh Biên đánh giá cao mô hình này, bước đầu cho kết quả tốt và chi phí đầu tư thấp hơn công nghệ của Israel. Tương tự, tại ấp Sơn Tây (xã Thới Sơn), ông Cao Thanh Phí cũng ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước, qua đó giảm được chi phí và cho hiệu quả kinh tế tốt. Trước đây, ông Phí từng nổi tiếng với mô hình “sản xuất nông – lâm kết hợp”, với việc trồng mãng cầu ta. Bây giờ, ông gầy dựng mô hình trồng thanh long ruột đỏ, mở ra hướng làm ăn mới ở khu vực núi Két.
TRỌNG ÂN
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.