Nguồn tin: Báo Đồng Khởi, 07/10/2016
Ngày cập nhật:
10/10/2016
Trong mùa mưa, bưởi da xanh thường bị nhiễm nhiều loại bệnh, trong đó, bệnh vàng lá thối rễ là loại bệnh phổ biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng và năng suất bưởi, thậm chí gây chết cây. Đây cũng là mối quan tâm không nhỏ của các nhà vườn trồng cây có múi nói chung và bưởi da xanh nói riêng, vì thế nông dân cần có biện pháp phòng ngay trong mùa mưa.
Bệnh gây hại khá nghiêm trọng trên bưởi da xanh, nhất là các vườn bưởi đang giai đoạn cho trái. Triệu chứng nhận biết đầu tiên là lá chuyển màu vàng nhạt (khi cây bưởi bị bệnh này thì bắt đầu từ những lá già vàng dần lan lên đọt non rồi toàn bộ lá bị vàng, trong khi bệnh vàng lá gân xanh thì triệu chứng xuất hiện ở lá non và thịt lá vàng nhưng gân lá vẫn xanh). Khi cây bệnh, lá rất dễ rụng khi có gió nhẹ. Lúc đầu có thể chỉ một vài nhánh bị rụng lá, nhưng sau đó cả cây bị rụng lá và chết. Thường lá già bị rụng trước, chỉ còn một số ít lá ngọn nên trông cây rất xơ xác. Một số cây cũng có thể phát triển nhiều đọt non, bông trái nhưng trái nhỏ, chua sau đó cây chết dần. Đào rễ lên, thấy rễ bị hư thối, vỏ rễ có các sọc nâu đen, bị thối rời rạc thành sợi, bong tróc khỏi lõi rễ. Trường hợp nặng hơn, lõi rễ bị thối nâu từ chóp lan dần vào trong, phần vỏ dễ bị tuột khỏi lõi.
Bệnh do nấm Fusarium solani gây ra. Nguyên nhân sâu xa của bệnh này là tình trạng yếm khí lâu dài của đất vào các tháng mưa, do đất có thành phần sét cao nên mao quản nhỏ, giữ nước lâu và khó rút nước nên đất ở trong tình trạng thiếu oxy thường xuyên. Rễ cây phải hô hấp trong điều kiện yếm khí thường sản sinh ra nhiều polyphenol, chính chất này làm cho tế bào các rễ non bị chết. Những nơi rễ bị hư là nơi xâm nhiễm của nấm Fusarium solani (nấm này khó xâm nhiễm khi rễ còn lành lặn). Như vậy, chính điều kiện đất thiếu thoáng khí là nguyên nhân chính yếu của bệnh vàng lá thối rễ.
Bệnh thường xảy ra nặng trong mùa mưa nhưng thể hiện triệu chứng vào cuối mùa mưa, đầu mùa nắng. Những vườn thiếu chăm sóc, vườn có mực thủy cấp cao, khó thoát nước cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.
Để phòng trị bệnh nên áp dụng các biện pháp sau:
- Khi thiết kế vườn bưởi mới nên dọn sạch các tàn dư thực vật của các cây trồng trước.
- Đất trồng phải cao ráo, thoát nước tốt. Vườn nên có bờ bao để kiểm soát mực nước sao cho cách mặt đất ít nhất 40 - 50cm. Nếu liếp làm rộng và trồng nhiều hàng thì phải có các mương rãnh phụ để giúp thoát nước nhanh sau mưa, tránh đọng nước cho các cây trồng ở hàng giữa. Trong mùa nắng tránh để cây khô hạn.
- Bón phân hữu cơ hoai mục và chế phẩm sinh học Trichoderma cho cây. Việc bón phân hữu cơ, ngoài việc làm đất được tơi xốp, thoát nước tốt, rễ cây dễ phát triển còn giúp cho nhiều vi sinh vật đối kháng phát triển mạnh, ức chế nấm Fusarium solani có sẵn trong đất.
- Thỉnh thoảng nên xới đất quanh gốc, nhất là sau những trận mưa lớn. Để trống một phần cổ rễ chính và rễ bàng lớn, chỉ phủ đất ở vùng ngọn rễ nơi kết tụ nhiều rễ con. Cách làm này giúp giảm ẩm và tăng cường ánh sáng để ngăn cản sự phát triển của nấm bệnh.
- Thường xuyên thăm vườn, phát hiện sớm, cắt bỏ phần rễ hư. Xới xáo đất để tạo sự thông thoáng làm cho đất luôn tơi xốp và thoáng khí, sau đó tăng cường bón phân lân nhằm kích thích rễ mới phát triển. Quan sát khi cây ra rễ mới, bắt đầu phục hồi thì mới bổ sung dinh dưỡng cho cây.
- Đối với các cây mới chớm bệnh, có thể sử dụng thuốc hóa học như Mataxyl 500WP, Mexyl MZ 72WP… tưới cho cây. Để thuốc dễ ngấm nên xới nhẹ lớp đất mặt, tưới nước đầy đủ để toàn bộ rễ được ngấm nước trước, giúp nước thuốc dễ thấm xuống ngay. Xử lý khoảng 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng ½ tháng. Chú ý: nếu sử dụng thuốc hóa học thì ít nhất khoảng 1 tháng sau mới sử dụng chế phẩm Trichoderma.
Nguyễn Thị Nguyệt (Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre)
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.