Nguồn tin: Báo Vĩnh Long, 12/10/2016
Ngày cập nhật:
13/10/2016
Hiện nay, trên địa bàn huyện Mang Thít (Vĩnh Long) xuất hiện nhiều mô hình trồng thanh long ruột đỏ, bưởi da xanh đạt hiệu quả kinh tế cao. Đây cũng là 2 loại cây được nhiều hộ nông dân lựa chọn để cải tạo vườn tạp, vườn kém hiệu quả…
Hiện nhiều nông dân mạnh dạn đầu tư trồng thanh long ruột đỏ với giá trị kinh tế cao.
Phát triển mạnh thanh long ruột đỏ
Theo Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Mang Thít, hiện trên địa bàn huyện có gần 59ha diện tích trồng thanh long ruột đỏ. Trong đó, xã An Phước và Chánh An có tổng diện tích trồng nhiều nhất lần lượt là 35ha và 9,3ha.
Nếu như cách đây khoảng 1 năm, diện tích trồng thanh long ruột đỏ ở An Phước khoảng 25ha, thì nay đã tăng lên 35ha. Theo ông Lê Hùng Dũng - Chủ tịch UBND xã An Phước, hiện nay, cây thanh long có giá trị kinh tế cao nên người dân bắt đầu trồng nhiều.
Ngoài một đơn vị có kho lạnh chuyên thu mua thanh long, hiện nay có nhiều ý kiến nên thành lập hợp tác xã thanh long, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu ra sản phẩm, góp phần sản xuất và phát triển bền vững cho người nông dân.
Dọc Đường tỉnh 902, ngang qua các xã An Phước, Chánh An, những vườn thanh long ruột đỏ đã và đang cho trái với niềm phấn khởi của người dân. Ðứng giữa rẫy thanh long rộng hơn 15 công đất của ông Bạch Văn Nhân ở xã An Phước, chúng tôi không thể nào nhận ra nơi đây từng là vườn nhãn bạt ngàn.
Theo ông Nhân, vườn thanh long ruột đỏ đầu tiên của ông chỉ có vài công thử nghiệm, được 3 năm tuổi, đã cho hiệu quả cao.
Chỉ mới năm đầu tiên mà lời đến vài trăm triệu đồng, nên ông đã quyết định đầu tư, cải tạo vườn, thuê mướn máy móc đào bỏ gốc nhãn bị nhiễm bệnh chổi rồng nặng, lên liếp trồng thanh long ruột đỏ.
Cách đó không xa là rẫy thanh long ruột đỏ của ông Lê Văn Cúc. Thấy được tiềm năng của cây thanh long ruột đỏ, ông Cúc đã đốn hạ cả vườn sầu riêng, phá dỡ mấy lán trại làm gốm để trồng thanh long.
Ngay mùa đầu tiên, trừ chi phí, ông Cúc bỏ túi hơn 200 triệu đồng. “Thấy mê quá nên tôi quyết định phá 7 công nhãn, trồng hết thanh long ruột đỏ…”- ông Cúc phấn khởi nói.
Cải tạo vườn tạp bằng bưởi da xanh
Anh Nguyễn Văn Tiễn (xã Chánh Hội) chăm sóc vườn bưởi da xanh đang cho trái của mình.
Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đến nay toàn huyện Mang Thít đã phát triển thêm được trên 60ha bưởi da xanh, từ sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông và Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long.
Ngoài ra, số hộ dân tự cải tạo vườn tạp, vườn kém hiệu quả bằng bưởi da xanh, tổng diện tích trồng bưởi da xanh hiện nay trên toàn huyện đạt trên 200ha. Tập trung nhiều nhất là xã Chánh Hội, đạt trên 65ha.
Theo ông Phạm Văn Công - cán bộ nông nghiệp xã Chánh Hội, ngoài việc hỗ trợ cây giống, vật tư, ban quản lý các dự án còn tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân, từ đó khá nhiều hộ chuyển đổi mục đích cây trồng, góp phần cải tạo vườn tạp, phục vụ tốt đề án tái cơ cấu nông nghiệp ở địa phương. Nhờ vậy, đến nay nhiều vườn bưởi trong dự án đều xanh tốt, ít bị sâu bệnh.
“Hiệu quả kinh tế bước đầu cho thấy bưởi da xanh có giá trị cao, ổn định. Nhiều hộ dân ở địa phương cũng đã chuyển đổi mô hình trồng trọt, chọn bưởi da xanh là cây trồng chính”- ông Công cho biết.
Anh Nguyễn Văn Tiễn (xã Chánh Hội) cho biết, hiện gia đình có 4 công bưởi da xanh, hàng năm giá trị kinh tế khoảng trên dưới 100 triệu đồng.
“Từ vườn nhãn bị bệnh chổi rồng, tôi mạnh dạn trồng bưởi long, mặc dù hiệu quả kinh tế đạt cao nhưng tôi thấy cũng… chưa đã. Sau đó, quyết định đầu tư vào trồng cây bưởi da xanh, mặc dù phải tốn nhiều công chăm sóc, theo dõi sâu bệnh nhưng giá bưởi da xanh cao hơn nhiều và ổn định”.
Từ thực tế cho thấy, hiện nay, nhiều nông dân ở huyện Mang Thít mạnh dạn đầu tư vào những vườn cây có giá trị kinh tế cao- nhất là bưởi da xanh và thanh long ruột đỏ.
Tuy nhiên, hiện bà con cũng đang lo lắng khi số lượng trồng nhiều sẽ ảnh hưởng đến quy luật cung cầu. Do đó, các ngành chức năng cần có những giải pháp để cân đối hoặc quy hoạch vùng.
Từ đó, giá trị những sản phẩm nông nghiệp trên mới bền vững, đời sống kinh tế của người dân được đảm bảo lâu dài…
Theo ông Phạm Văn Công, hiện nay, nhu cầu trồng bưởi da xanh, cải tạo vườn tạp của người dân địa phương rất nhiều. Ngoài các hộ dân được đề án hỗ trợ, mỗi lần tập huấn kỹ thuật đều mời nhiều hộ khác đến nghe, tìm hiểu.
“Bưởi da xanh có giá trị kinh tế cao, người dân được hỗ trợ kỹ thuật cũng như phân bón, cây giống (ở trong đề án). Đây được xem là cây trồng đang góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, từ đó ổn định đời sống kinh tế, góp phần xây dựng và giữ vững danh hiệu nông thôn mới ở địa phương”.
Theo Phòng Nông nghiệp - PTNT, hiện trên địa bàn huyện có gần 59ha diện tích trồng thanh long ruột đỏ. Trong đó, xã An Phước và Chánh An, Tân Long có tổng diện tích trồng nhiều nhất lần lượt là 35ha, 9,3ha và 4,5ha. Các xã còn lại đều có diện tích trồng thanh long ruột đỏ.
Tổng diện tích trồng bưởi da xanh hiện nay trên toàn huyện đạt trên 200ha. Trong đó, dưới 3 năm tuổi có trên 140ha, trên 3 năm có trên 65ha. Tập trung nhiều ở Chánh Hội, Mỹ An, Tân An Hội, Tân Long Hội…
KHÁNH NGUYỄN
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.