Nguồn tin: Báo Hòa Bình, 14/10/2016
Ngày cập nhật:
17/10/2016
Cây ăn quả có múi được xác định là 1 trong 3 loại cây chủ lực trong quá trình thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình. Diện tích cây ăn quả có múi của cả tỉnh gần 5.000 ha. Diện tích trồng bưởi gần 2.000 ha, trong đó diện tích bưởi đỏ khoảng 900 ha và được trồng khá tập trung. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển thương hiệu sản phẩm. Qua tìm hiểu được biết, cây bưởi đỏ già nhất hiện nay có tuổi đời 34 năm. Đến nay có nhiều cơ sở để chứng minh giống bưởi này dù hoàn toàn không có chủ đích nhưng nó là sản phẩm lai hữu tính có nguồn gốc từ vùng Tân Lạc và là loài cây bản địa của địa phương. Đây là lợi thế quan trọng để phát triển thương hiệu bưởi đỏ Hoà Bình so với các giống bưởi khác.
Người dân thôn Đồng Tiến, xã Đông Lai (Tân Lạc) trồng bưởi đỏ cho thu nhập cao.
Trong giai đoạn trước năm 2011, sản xuất cây bưởi đỏ rất manh mún, chủ yếu ở quy mô vườn hộ gia đình tại một số xã Đông Lai, Thanh Hối của huyện Tân Lạc. Từ năm 2012 trở lại đây, diện tích bưởi đỏ tăng rất nhanh, không chỉ trong địa bàn huyện Tân Lạc mà phát triển mạnh sang huyện Lạc Sơn, Kim Bôi. Bưởi đỏ được trồng phổ biến trên diện rộng do dễ trồng, dễ chăm sóc, trung bình mỗi ha trồng được 300-350 cây. Sau thời gian kiến thiết 3 - 4 năm, bước vào thời kỳ kinh doanh, trung bình mỗi cây có thể thu 200 - 300 quả thương phẩm, giá bán trung bình 25.000 đồng/quả, giá trị thu nhập đạt trên 500 triệu đồng/ha/ năm. Mặc dù diện tích bưởi đỏ phát triển nhanh trong 3 năm lại đây nhưng nhìn chung còn nhiều khó khăn phải giải quyết, từ kỹ thuật nhân giống đến canh tác, phòng trừ dịch hại đến khâu thu hoạch, bảo quản và thị trường tiêu thụ. Đặc biệt, khâu sản xuất và cung ứng giống bưởi hiện nay chưa được kiểm soát. Việc sản xuất và phân phối giống hoàn toàn do các hộ có bưởi trồng từ những năm trước tự nhân giống rồi bán cho các hộ dân trồng sau. Do đó chất lượng không đảm bảo vì hầu hết nhân giống theo phương pháp chiết cành. Hàng năm lượng giống bưởi đỏ cần cung cấp cho thị trường trong tỉnh khoảng 25 vạn cây, nhưng năng lực xuất giống của một số cơ sở chỉ đủ cung ứng được khoảng 2-2,5 vạn cây. Số giống còn lại do người dân tự ghép trồng và từ cành chiết do các nhà vườn cung cấp.
Đề án phát triển bưởi đỏ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2016-2020 mở ra cơ hội phát triển một nền nông nghiệp ổn định bền vững, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm. Khu vực trồng bưởi tập trung sẽ là nơi thu hút khách đến thăm quan học tập, thu hút khách du lịch, đồng thời tạo cảnh quan đẹp góp phần cải thiện môi trường sinh thái, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Mục tiêu của đề án phát triển cây bưởi đỏ có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, hiệu quả kinh doanh cao; ứng dụng tiến bộ KHCN trong chọn giống, nhân giống, bảo quản, chế biến... tiến tới xây dựng thương hiệu bưởi đỏ Hoà Bình nhằm nâng cao giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng NTM của tỉnh. Mục tiêu đến năm 2020 xây dựng vùng bưởi đỏ ổn định tập trung quy mô khoảng 2.000 ha, trọng điểm tại các huyện: Tân Lạc, Lạc Sơn, Kim Bôi, trong đó, trồng mới 1.150 ha, giá trị thu nhập bình quân đạt trên 500 triệu đồng/ha/năm. Trên 50% diện tích trồng bưởi đỏ thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm kết hợp với xây dựng nhãn hiệu hàng hoá. Theo đó, kinh phí thực hiện đề án khoảng 762 tỷ đồng, trong đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 93,25 tỷ đồng.
Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Đề án phát triển vùng bưởi đỏ hàng hoá nằm trong quy hoạch phát triển cây có múi của tỉnh gắn liền với quy hoạch phát triển KT-XH địa phương, kết hợp phát triển sản xuất với du lịch, thương mại đảm bảo ổn định, lâu dài. Để xây dựng thương hiệu bưởi đỏ Hoà Bình là loại hàng hoá có thế mạnh của tỉnh, tạo được chỗ đứng trên thị trường và niềm tin của người tiêu dùng, tỉnh đã đưa ra các giải pháp có tính khả thi cao như: Đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất, đặc biệt là công nghệ giống, đảm bảo tiêu chuẩn giống tốt, từ việc bình tuyển công nhận cây đầu dòng. ưu tiên nhân giống bằng phương pháp ghép mắt để bảo đảm số lượng và chất lượng cây giống. Hạn chế tối đa sử dụng thuốc BVTV ảnh hưởng tới môi trường, sức khoẻ cộng đồng và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Tổ chức hội chợ giới thiệu sản phẩm bưởi đỏ để dần tiếp cận thị trường trong và ngoài tỉnh. Vận động nông dân liên kết thành lập các tổ hợp tác, HTX để tăng cường năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh. Trên cơ sở đó sẽ tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp tiêu thụ gắn với vùng sản xuất theo hướng ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Đầu tư nâng cấp các cơ sở sản xuất giống cây ăn quả, hệ thống nhà lưới, nhà sạch bệnh, nhà dâm hom, xây dựng vườn giống gốc cây ăn quả. Xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất như sơ chế, bảo quản sau thu hoạch. Tạo điều kiện cho nông dân vay vốn với lãi suất thấp để đầu tư sản xuất.
Đinh Thắng
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.