Nguồn tin: Báo Hậu Giang, 19/10/2016
Ngày cập nhật:
21/10/2016
Hiện các nhà vườn trồng nhãn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đang cảm thấy phấn khởi vì bệnh chổi rồng đã cơ bản được khống chế, cải thiện năng suất cây nhãn, góp phần phát triển kinh tế gia đình.
Nhiều nhà vườn trồng nhãn ở huyện Châu Thành bớt lo bệnh chổi rồng.
Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, vài năm trở lại đây, nhãn tiêu da bò, nhãn Ido ở ĐBSCL nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng có tiềm năng phát triển kinh tế cao.
Hồi ức bệnh chổi rồng
Ông Huỳnh Văn Mạnh, ở ấp Phước Hòa, xã Đông Phước A, huyện Châu Thành, cho rằng nhãn là cây lâu năm, tàn nhánh rộng, trái nhiều. Vào năm 2000, ông đã quyết định chuyển đổi 6 công đất lúa, trong tổng số 12 công hiện có của gia đình để trồng thử nghiệm nhãn tiêu da bò. Mặc dù lúc đó, giá thu mua nhãn còn thấp, cao nhất là 10.000 đồng/kg nhưng tính ra lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với làm lúa. Do đó, đến năm 2012, ông đã tiếp tục cải tạo hết phần diện tích đất ruộng còn lại để chuyển sang trồng nhãn.
Tuy nhiên, vào thời điểm này, bệnh chổi rồng hại nhãn bùng phát mạnh ở Hậu Giang, gây thiệt hại nặng nề cho nhiều nhà vườn, thậm chí là mất trắng. “Lúc đó, không chỉ riêng tôi mà các hộ trồng nhãn địa phương đều mắc phải bệnh chổi rồng. Tôi may mắn còn cứu vớt được khoảng 50% sản lượng, lỗ nhẹ, còn các hộ khác thì trắng tay. Bởi phần lớn, nhà vườn không xác định được nguyên nhân gây hại, dẫn đến phun xịt nhiều thuốc, chi phí sản xuất gia tăng, song không mang lại hiệu quả”, ông Mạnh kể.
Ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật phụ trách khu vực phía Nam, thông tin: Bệnh chổi rồng trên nhãn cực kỳ nguy hiểm, nguyên nhân chủ yếu là do nhện lông nhung gây ra. Khi bệnh bùng phát, cây không ra hoa, đậu trái, gây ảnh hưởng nặng đến kinh tế gia đình. Ngoài ra, bệnh lây lan nhanh nên không chỉ có ở những nhà vườn Hậu Giang mà còn ở các tỉnh, thành khác như: Vĩnh Long, Tiền Giang, Đồng Tháp… Do đó, Cục đã khẩn trương triển khai thực hiện dự án khuyến nông Trung ương “Xây dựng mô hình, tuyên truyền các giải pháp quản lý bệnh chổi rồng hại nhãn ở một số tỉnh ĐBSCL và Hưng Yên, giai đoạn 2014-2016” để giúp người dân hạn chế dịch bệnh, giữ vững năng suất, cải thiện kinh tế gia đình.
Cơ bản được khống chế
Ông Huỳnh Văn Mạnh khẳng định, sau khi tham gia thực hiện mô hình thuộc dự án khuyến nông kể trên, vườn nhãn nhà ông đã dần khỏi bệnh. Đó là nhờ cán bộ kỹ thuật hướng dẫn vệ sinh vườn bằng cách cắt, tỉa tàn nhánh bệnh, kết hợp phun xịt thuốc trừ sâu, nhện lông nhung đúng lúc, đúng thời điểm; sử dụng thêm phân bón hữu cơ để cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho đất. Chưa kể, để dưỡng cây, hạn chế dịch bệnh phát sinh, ông thường để trái luân phiên 2-3 đợt/năm. Từ đó, trong năm vừa qua, 6 công nhãn trên chục năm tuổi của gia đình ông thu hoạch được khoảng 10 tấn trái/đợt, bán giá dao động từ 10.000 - 12.000 đồng/kg, trừ hết chi phí sản xuất, còn lợi nhuận 70%.
Ông Lê Văn Đời, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, thông tin: Hiện cơ bản bệnh chổi rồng hại nhãn ở Hậu Giang đã được khống chế. Nhất là nhãn là loại nông sản có tiềm năng phát triển và xuất khẩu cao. Cho nên tới đây, Hậu Giang sẽ sớm lập kế hoạch quy hoạch vùng trồng nhãn tập trung để các doanh nghiệp, công ty đến đầu tư và bao tiêu, góp phần ổn định giá cả, đầu ra của sản phẩm. Ngoài ra, ngành sẽ tiếp tục triển khai công tác tập huấn và hướng dẫn người dân áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, giảm giá thành sản xuất, góp phần giữ vững năng suất vườn nhãn từ 4-5 tấn trái/công.
“Bây giờ, các tỉnh trồng nhãn trong vùng ĐBSCL không còn sợ hãi với bệnh chổi rồng. Từ đó, đến khi kết thúc thời gian triển khai thực hiện, đơn vị sẽ có định hướng nhân rộng dự án ra thêm. Trên thực tế, 3 năm nay, một số mặt hàng thủy sản, trái cây ở Việt Nam có xu hướng xuất khẩu mạnh. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển vườn cây ăn trái của vùng rất lớn, trong đó có nhãn. Muốn vậy, thời gian tới, chúng tôi sẽ tăng cường kết nối với các doanh nghiệp để đồng hành cùng người dân phát triển sản phẩm không chỉ ở nội địa mà còn cạnh tranh ở thị trường ngoài nước”, ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật phụ trách khu vực phía Nam, thông tin thêm.
Đến nay, toàn tỉnh có 653ha nhãn tiêu da bò và nhãn Ido. Trong đó diện tích nhãn bị bệnh chổi rồng là 178ha, giảm gần 10% so với cùng kỳ năm rồi, chủ yếu tập trung ở huyện Châu Thành A, Châu Thành.
CHÍ CÔNG
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.