Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng, 26/10/2016
Ngày cập nhật:
28/10/2016
Tri Lễ là xã vùng rẻo cao, thuộc huyện miền núi Quế Phong của tỉnh Nghệ An. Bấy lâu nay, bà con sống bám vào rừng, “ăn của rừng” và tự cung tự cấp. Nhưng khoảng 5 năm trở lại đây, đời sống bà con đã đổi thay khá nhiều khi cây chanh leo từ dưới xuôi “leo” lên tận vùng đất này.
Từ khi cây chanh leo lên với miền rẻo cao Tri Lễ, anh Vi Văn Sơn cũng bắt đầu nổi tiếng khắp trong và ngoài bản Yên Sơn. Chàng trai trẻ này đã mày mò học hỏi, mạnh dạn đầu tư trồng chanh leo. Anh Sơn cho hay, trước đây gia đình anh chuyên trồng keo, sau 6 năm mới cho thu hoạch nhưng mỗi hécta cũng chỉ thu lãi trên dưới 10 triệu đồng. Tính ra, lời không đáng bao nhiêu. “Sau khi tìm hiểu, thử nghiệm, tôi phát hiện cây chanh leo rất hợp với đất ở bản Yên Sơn này. Vậy là năm 2011, tôi và gia đình quyết định chặt bỏ hết keo, chuyển sang trồng chanh leo. Thời gian đầu có gặp khó khăn về vốn, phải đi vay mượn khắp nơi vì giống mỗi cây chanh leo có giá 50.000 đồng, mỗi hécta còn phải đầu tư 2 tấn dây thép, 300 cây mét (họ luồng) làm cọc; rồi phân bón, tiền thuê nhân công… Nhưng qua năm đầu thu hoạch, tôi đã lấy lại vốn, đến năm thứ 2 bắt đầu có lãi”, anh Sơn cho biết. Cùng bản Yên Sơn có chị Vi Thị Nhuận cũng trồng 200 gốc chanh leo. Chị Nhuận cho hay, so với cây keo thì chanh leo có lãi hơn nhiều. Giá bán hiện tại ở vườn trung bình 9.000 đồng/kg. Từ khi trồng chanh leo, kinh tế gia đình có khá hơn, lo cho 3 con ăn học thoải mái chứ không phải lo nhiều như ngày trước.
Anh Vi Văn Sơn, người trồng chanh leo nổi tiếng ở miền rẻo cao Tri Lễ
Ông Lữ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND xã Tri Lễ, cho biết: “Trong số 1.939 hộ của xã thì có đến 1.713 hộ nghèo, đa số là đồng bào dân tộc Mông, Thái... Việc cây chanh leo trồng ở miền biên ải này đã mở ra cho bà con hướng thoát nghèo mới. Cái khó khi đưa cây chanh leo lên với bà con không chỉ vấn đề kỹ thuật mà cần vốn ban đầu khá lớn, từ tiền giống, công làm đất, làm giàn, phân bón… mỗi hécta với 800 gốc chanh cũng phải tốn gần 100 triệu đồng. Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ từ Chương trình 30A, Chương trình 135 và các chính sách của địa phương nên nhiều gia đình đã vượt qua giai đoạn khó khăn và có hướng thu nhập ổn định”. Qua 5 năm trồng, hiện mỗi gốc chanh leo cho thu hoạch 35 - 40kg quả/vụ; mỗi hécta với 800 gốc chanh, bà con thu về trên dưới 3 tấn quả được thương lái tìm đến thu mua ngay tại vườn. Hiện xã Tri Lễ có 108ha trồng chanh leo và phấn đấu đến năm 2020 sẽ đạt 1.500ha.
Duy Cường
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.