Nguồn tin: Hà Nội Mới, 28/10/2016
Ngày cập nhật:
29/10/2016
Kim ngạch xuất khẩu trái cây liên tục tăng trưởng. Điều vui hơn là ngành hàng này đã “mở cửa” được nhiều thị trường khó tính, khẳng định chất lượng cao của trái cây Việt Nam.
Thuận lợi lớn
Ông Huỳnh Lê Quang Nhật, đại diện Công ty TNHH Agricare Việt Nam cho biết: Việc xuất khẩu xoài tươi sang Australia đang rất thuận lợi. Từ ngày 16-9 đến nay, công ty này đã xuất được 4 lô hàng loại xoài vỏ xanh sang thị trường Australia. Giá bán lẻ xoài xanh ở siêu thị Australia vào khoảng 10 USD/kg. Hiệp hội Rau quả Việt Nam cũng cho biết, xoài Việt Nam tại siêu thị NP (NP Supermarket) ở TP Perth thuộc tiểu bang Tây Australia được quảng cáo là “Vua của xoài xanh - Lần đầu có mặt ở Perth”. Theo các nhà cung ứng trái cây thì thị trường Australia không thiếu xoài nhưng xoài Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội do vị ngon vượt trội, đặc biệt là xoài xanh. Hiện tại, nhiều hợp tác xã (HTX) trồng xoài khu vực phía Nam đã có đơn hàng xuất khẩu đi Australia và chỉ còn hoàn tất các thủ tục về pháp lý, kỹ thuật trước khi xuất khẩu chính thức. Dự kiến, tháng 3-2017, những lô xoài đầu tiên của Đồng Nai từ HTX Suối Lớn sẽ được xuất vào thị trường Australia với 3 loại xoài: Cát chu, 3 mùa, Đài Loan đỏ.
Đóng gói thanh long xuất khẩu tại một nhà máy ở tỉnh Long An.
Đầu tháng 10 này, lô thanh long 28 tấn của Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit (huyện Châu Thành, Long An) đã được xử lý bằng hơi nước nóng trước khi xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc) bằng đường biển đánh dấu sự trở lại của thanh long Việt Nam vào thị trường này. Đài Loan là thị trường lớn của thanh long Việt Nam. Trước đó, cuối tháng 9-2016, lô xoài tươi da xanh đầu tiên từ vùng nguyên liệu của HTX Tân Thuận Tây (TP Cao Lãnh, Đồng Tháp) đã được xử lý chiếu xạ tại TP Hồ Chí Minh trước khi xuất khẩu đi Australia. Đây cũng là thị trường mà Việt Nam phải mất rất nhiều năm để đàm phán mở cửa.
Dù trái cây Việt Nam được ưa chuộng ở nhiều nước và xuất khẩu ngành hàng này tăng mạnh, vượt qua mặt hàng chủ lực truyền thống là gạo, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều khó khăn. Chẳng hạn, dù Việt Nam có rất nhiều loại xoài chín ngon, giá trị cao như xoài cát Hòa Lộc… nhưng do công nghệ xử lý trái cây sau thu hoạch kém nên xuất khẩu vẫn đang chủ yếu là xoài xanh… Ông Nguyễn Thế Bảo, Chủ nhiệm HTX xoài Suối Lớn (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) cũng cho biết đang tìm kiếm công nghệ đáp ứng bảo quản để tăng giá trị trái cây xuất khẩu.
Đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu
Theo thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), kim ngạch xuất khẩu rau quả 9 tháng năm 2016 của Việt Nam đạt 1,813 tỷ USD (tăng 31,8% so với cùng kỳ năm trước). Nếu so với thời điểm năm 2014, xuất khẩu rau quả cả năm chỉ bằng khoảng 50% giá trị của gạo (1,49 tỷ USD so với 2,96 tỷ USD) cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc của ngành hàng trái cây, rau quả. Dự báo cả năm 2016, ngành hàng rau quả có thể đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 2,5 tỷ USD do nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh vào những tháng cuối năm và do đã "mở cửa" thành công nhiều thị trường khó tính, tiềm năng.
Cũng theo Bộ NN&PTNT, về trái cây tươi, Việt Nam đã xuất khẩu được khoảng 30 loại như: Thanh long, chôm chôm, nhãn, xoài, dưa hấu, sầu riêng, măng cụt, mít, dứa… Trong đó, thanh long vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Số thị trường đã lên đến 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng với Trung Quốc là thị trường chính có các thị trường khác như Hàn Quốc, Mỹ, Australia…
Theo Trung tâm Kiểm dịch thực vật 2 có văn phòng tại TP Hồ Chí Minh (thuộc Cục Bảo vệ thực vật, đơn vị phụ trách xuất khẩu trái cây đi thị trường khó tính), nhìn chung thị trường xuất khẩu trong năm 2016 tăng trưởng tốt, chất lượng trái cây được đánh giá cao, không gặp vấn đề dịch hại quan trọng ảnh hưởng đến giá trị, sản lượng hàng xuất khẩu. Các thị trường mới gồm: Mỹ, Australia yêu cầu rất cao, ngoài việc phải công nghệ xử lý dịch hại, còn yêu cầu vùng trồng nguyên liệu phải thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) và được cấp mã số quản lý. Một số nước như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản còn cử kiểm dịch viên đến kiểm tra và giám sát từng lô hàng trước khi xuất khẩu. Giá bán trái cây ở thị trường này có thể cao hơn từ 5 đến 7 lần so với thị trường truyền thống. Như tại Mỹ, thanh long có thể bán với giá 5 USD/quả, xoài tại Australia giá khoảng 10 USD/kg. Còn Hiệp hội Rau quả cũng khuyến cáo các doanh nghiệp phải tuân thủ tuyệt đối quy định về an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu.
Đặng Loan
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.