Nguồn tin: Báo Đồng Khởi, 04/11/2016
Ngày cập nhật:
6/11/2016
Sản xuất cây giống ở xã Long Thới, huyện Chợ Lách. Ảnh: TH
Năm 2016, mặc dù chịu tác động của biến đổi khí hậu, nhất là tình hình xâm nhập mặn sâu, kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng, vật nuôi.
Nhiều diện tích đất sản xuất bị thiệt hại nặng, trong đó ảnh hưởng nhiều nhất là cây lúa, cây có múi, hoa kiểng... Dịch bệnh phát sinh gây hại khá lớn. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ tích cực của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre (Chi cục) nên phần nào hạn chế thiệt hại và hiện cây trồng đang phục hồi khá tốt.
Cải tạo vườn tạp kém hiệu quả
Ngay từ đầu năm, Chi cục phối hợp với Tập đoàn Lộc Trời và Viện Cây ăn quả miền Nam xây dựng chuỗi giá trị bưởi da xanh với diện tích đăng ký tham gia 70ha, với 132 hộ. Thực hiện mô hình cánh đồng mẫu trên cây lúa vụ Hè Thu 2016 diện tích 581ha, trong đó huyện Ba Tri 140ha; Giồng Trôm 334ha và Bình Đại 107ha. Ngoài ra, thực hiện mô hình lúa sạch ở xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú với diện tích 100ha. Mô hình liên kết sản xuất chôm chôm với diện tích 300ha ở Sơn Định, Vĩnh Bình (Chợ Lách); mô hình liên kết sản xuất bưởi da xanh 70ha ở Giồng Trôm; mô hình liên kết nhãn ở xã Tam Hiệp, Long Hòa (Bình Đại) với diện tích 500ha… Thực hiện mô hình liên kết sản xuất, sơ chế và tiêu thụ dừa với diện tích 1.600ha ở xã Châu Bình (Giồng Trôm) và 600ha ở xã Hữu Định (Châu Thành).
Hội Nông dân tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành thực hiện dự án cải tạo vườn tạp kém hiệu quả. Qua kết quả điều tra, tổng diện tích vườn tạp kém hiệu quả cần cải tạo là 1.736ha, với 5.580 hộ, trong đó có 10% hộ nghèo, 50% hộ cận nghèo. Chi cục cũng xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên các vùng đất lúa kém hiệu quả ở Ba Tri và Thạnh Phú. Ba Tri chuyển đổi 20ha đất lúa sang trồng rau; 50ha chuyển đổi sang trồng dừa; 25ha sang trồng cỏ nuôi bò. Thạnh Phú có 10ha chuyển đổi sang trồng rau; 13ha chuyển đổi sang trồng dừa. Toàn tỉnh, diện tích cây ăn trái được chứng nhận GAP 258ha, trong đó chôm chôm 165ha, nhãn 47ha, bưởi da xanh 46ha.
Giám sát dịch bệnh trên cây ăn trái
Tình hình hạn mặn trong mùa khô 2016 đã ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất, sản lượng cây ăn trái, trong đó, nặng nhất là cây sầu riêng, chôm chôm và bưởi da xanh. Sâu đục trái bưởi là đối tượng dịch hại phổ biến trên các vườn bưởi da xanh ở các huyện Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm, TP. Bến Tre với diện tích nhiễm bệnh 65ha.
Trước thực tế trên, Chi cục tổ chức tuyên truyền các giải pháp quản lý sâu đục trái bưởi cho nông dân. Đối với cây nhãn, diện tích nhiễm bệnh chổi rồng 151ha, giảm 92% so với cùng kỳ. Rệp sáp trên cây chôm chôm đang phát triển, rầy nhảy trên cây sầu riêng là đối tượng dịch hại phổ biến. Đến nay, diện tích trồng dừa 67.692ha, trong đó, diện tích nhiễm bọ cánh cứng hại dừa 3.903ha, chiếm 5,76% (tăng 4,82% so với cùng kỳ). Đã phóng thích 3.690 mummy cả hai loại ong ký sinh ấu trùng và ong ký sinh nhộng. Do thời tiết nắng nóng trong những tháng vừa qua nên khó khăn trong việc nhân nuôi ong ký sinh.
Ngoài ra, Chi cục còn thực hiện Đề tài khoa học “Nghiên cứu quy trình quản lý tổng hợp sâu đục trái bưởi”, Dự án “Bình tuyển, bảo tồn và sưu tập cây ăn trái đầu dòng chất lượng cao” và Dự án “Thiết lập vườn dừa giống và bình tuyển cây dừa mẹ để cải thiện giống dừa trong sản xuất đại trà”; Dự án “Đào tạo, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật (từ dự án cây có múi JICA) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng bưởi da xanh tỉnh Bến Tre”. Thực hiện 3 mô hình quản lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn với diện tích 9ha ở huyện Châu Thành và Bình Đại; tổ chức 26 lớp tập huấn về quản lý sâu bệnh hại cây trồng cho nông dân ở các huyện.
Định hướng sản xuất trồng trọt năm 2017
Theo ông Võ Văn Nam - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho biết, năm 2017 sẽ ổn định diện tích 16.500ha lúa, tập trung ở các huyện Ba Tri, Giồng Trôm, một phần huyện Bình Đại và Thạnh Phú theo hướng sử dụng linh hoạt diện tích lúa. Giữ diện tích khoảng 30.000ha cây ăn trái, chủ yếu là 5 sản phẩm chủ lực như bưởi da xanh, chôm chôm, nhãn, măng cụt và sầu riêng.
Tập trung phát triển vườn dừa ở các huyện Mỏ Cày Nam, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc, Châu Thành, Bình Đại. Đầu tư thâm canh tăng năng suất dừa, phát triển theo mô hình liên kết sản xuất gắn với phát triển công nghiệp chế biến nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm dừa.
Sản xuất đạt khoảng 20 triệu cây giống và 15 triệu hoa kiểng/năm, tập trung ở huyện Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc và Châu Thành. Nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lúa với diện tích 800ha. Trong đó, tập trung ở Bình Đại, Giồng Trôm và Ba Tri. Nhân rộng diện tích sản xuất lúa sạch huyện Thạnh Phú 500ha. Củng cố tổ chức các mô hình liên kết sản xuất chôm chôm với diện tích 300ha ở xã Sơn Định, Vĩnh Bình (Chợ Lách); mô hình liên kết nhãn ở xã Tam Hiệp, Long Hòa (Bình Đại) với diện tích 500ha và mở rộng mô hình liên kết sản xuất bưởi da xanh 100ha ở Giồng Trôm. Nhân rộng diện tích tham gia chuỗi giá trị bưởi da xanh 150ha ở xã Quới Sơn, Giao Long (Châu Thành) và Nhơn Thạnh (TP. Bến Tre). Duy trì và củng cố tổ chức mô hình liên kết sản xuất, sơ chế và tiêu thụ dừa với diện tích 1.000ha ở xã Châu Bình (Giồng Trôm) và 600ha ở xã Hữu Định (Châu Thành)…
Phạm Nam
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.