Nguồn tin: Báo Bà Rịa Vũng Tàu, 09/11/2016
Ngày cập nhật:
10/11/2016
Anh Nguyễn Hoàng Ân cưa bỏ cây bưởi bị nhiễm bệnh tránh lây lan sang bưởi giống mới được trồng cạnh bên.
Theo phản ánh của người dân trồng bưởi da xanh tại xã Sông Xoài (huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), hiện có gần 60ha bưởi da xanh trên địa bàn bị nhiễm bệnh vàng lá và thối rễ. Hiện các hộ dân đang chặt bỏ một số cây yếu và trồng dặm thay thế cây non để duy trì vườn.
Anh Nguyễn Minh Thắng (người trồng 2ha bưởi da xanh ở ấp Phước Bình, xã Sông Xoài, huyện Tân Thành) cho biết, từ tháng 4-2016, vườn bưởi của gia đình anh đã bắt đầu bị nhiễm bệnh vàng lá và thối rễ. Tuy nhiên, do không kịp thời phát hiện và xử lý ngăn chặn bệnh, đến nay, gần 1ha bưởi của gia đình anh bị nhiễm bệnh nặng. Theo anh Thắng, lúc đầu, chỉ có vài nhánh bị vàng và rụng lá nhưng sau đó thân cây, rễ cây dần dần bị thối. Đa số bưởi bị nhiễm bệnh đều từ 3 năm tuổi trở lên và đang cho trái. “Trung bình mỗi năm, tôi thu hoạch 5-6 tấn bưởi để bán Tết, nhưng với tình trạng như hiện nay, sản lượng bưởi sẽ sụt giảm 40-50%”, anh Thắng cho biết.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại vườn bưởi da xanh của gia đình anh Nguyễn Hoàng Ân, ngụ ở ấp Sông Xoài 1, xã Sông Xoài. Hiện tại, 250 gốc bưởi 3 năm tuổi trồng trên diện tích gần 2ha của gia đình anh Ân đều bị bệnh vàng lá và thối rễ. Anh Ân cho biết, trong điều kiện bình thường, sau 3 năm trồng, bưởi sẽ cho trái. Tuy nhiên, do bị nhiễm bệnh vàng lá và thối rễ nên vườn bưởi của gia đình anh hiện vẫn chưa ra hoa. Vì thế, anh có nguy cơ mất trắng gần 40 triệu đồng tiền mua giống, phân bón, công chăm sóc trong thời gian qua. Theo anh Ân, nguyên nhân khiến bưởi nhiễm bệnh là do anh mua trúng giống không bảo đảm chất lượng. Bên cạnh đó, do chăm sóc chưa đúng kỹ thuật nên cây bưởi phát triển kém, sức đề kháng yếu nên dễ bị nhiễm bệnh. Hiện nay, anh Ân đang tỉa bớt 60 cây yếu, không phát triển và trồng xen các cây giống mới khỏe mạnh, bảo đảm chất lượng, và thực hiện các biện pháp kỹ thuật hỗ trợ như bón phân hữu cơ, các chế phẩm sinh học, xịt thuốc trừ nấm để cải tạo lại vườn.
Theo thống kê của Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV) huyện Tân Thành, hiện toàn huyện có gần 60ha bưởi bị nhiễm bệnh vàng lá, thối rễ. Trong số này, có 2-3ha bưởi bị nhiễm bệnh nặng, lại gặp các cơn mưa lớn liên tiếp trong vài tuần trở lại đây, dẫn đến cây bị chết. Bà Dương Thị Thu Sương, cán bộ Trạm BVTV huyện Tân Thành cho biết, có 3 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nêu trên là: do những năm gần đây, giá bưởi cao nên người trồng thường xử lý kích nước để bưởi ra trái quanh năm, làm cho sức đề kháng của cây yếu, dễ bị nhiễm bệnh. Thứ hai, một số hộ mua phải giống cây không bảo đảm chất lượng. Thứ ba là người trồng không thực hiện đúng kỹ thuật chăm sóc, bón phân bổ sung không hợp lý nên cây dễ bị các loại nấm bệnh như nấm Fusarium spp, Phytophthora spp, Pythium spp và tuyến trùng “tấn công”, dẫn đến bị bệnh vàng lá, thối rễ. Triệu chứng của bưởi bị nhiễm bệnh là lá biến dần sang màu vàng, rễ bị hư, thối, làm mất khả năng hấp thu dinh dưỡng và nước để nuôi cây.
Để phòng bệnh vàng lá, thối rễ, ngành nông nghiệp khuyến cáo người trồng bưởi cần chú ý thoát nước tốt trong mùa mưa, tránh tình trạng vườn bị ngập úng. Hàng năm, bón bổ sung vôi cho vườn cây với liều lượng 1-2 kg/gốc; bón phân đầy đủ, cân đối, tăng cường bón phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh, đặc biệt nên kết hợp với chế phẩm sinh học nhằm giúp cây khỏe và tăng khả năng đề kháng; thường xuyên tỉa cành, tạo tán cho cây, loại bỏ những cành già yếu, sâu bệnh để cây thông thoáng và thúc đẩy phát triển chồi mới. Bên cạnh đó, khi phát hiện cây bị bệnh, cần cắt bỏ đem tiêu hủy để trồng lại các giống mới có chất lượng, tránh lây lan sang các vườn khác...
Hiện nay, HTX Bưởi da xanh Sông Xoài đang phối hợp với ngành nông nghiệp tỉnh hướng dẫn người dân sử dụng các biện pháp như dùng thuốc đặc trị, vệ sinh vườn để hạn chế tác hại của bệnh vàng lá, thối rễ. Với giải pháp này, ngành chức năng cũng như địa phương dự báo có thể cứu vãn được tình trạng của 2/3 diện tích cây bưởi đang bị hư hại.
NGÔ THANH
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.