Nguồn tin: Báo Bình Thuận, 10/11/2016
Ngày cập nhật:
11/11/2016
Chúng tôi có dịp cùng lãnh đạo tỉnh Bình Thuận đến thăm khu vườn thanh long của tổ VietGAP số 1 ở thôn Minh Tiến, xã Hàm Minh, Hàm Thuận Nam trong những ngày cuối tháng 10. Sau một năm trở lại, hình ảnh đập vào mắt chúng tôi là vườn thanh long đang vào thời vụ chong đèn, ra trái và tỷ lệ nhiễm bệnh đốm nâu rất thấp. Hỏi ra mới biết, trong năm 2016, UBND xã đã chọn 40 ha tại thôn Minh Tiến để làm mô hình về thực hiện đồng loạt trong công tác phòng trừ bệnh đốm nâu trên thanh long, được người dân đồng tình hưởng ứng. Lực lượng tham gia là đoàn viên thanh niên của một số xã trên địa bàn huyện đã tổ chức tuyên truyền về tác hại của bệnh đốm nâu, phát tờ rơi và vận động các hộ dân dọn vệ sinh vườn tại khu vực này một cách đồng loạt. Kết quả đó là nhờ sự đồng lòng của các tổ viên trong tổ hợp tác và đoàn viên đã cùng nhau thực hiện đúng những hướng dẫn của ngành chuyên môn về phòng trừ bệnh.
Mặc dù đây là thời điểm xã vừa kết thúc đợt cao điểm ra quân thực hiện công tác phòng trừ bệnh đốm nâu trên cây thanh long, nhưng tiếp chúng tôi, ông Đặng Xuân Chững- Tổ trưởng tổ VietGAP số 1, là tổ VietGAP đầu tiên trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam vẫn luôn tỏ ra hăng hái. Dẫn chúng tôi đi thăm từng trụ thanh long đang chong đèn, trổ bông xanh ngát, ông Chững nói: Mới năm ngoái, diện tích này bị nhiễm bệnh đốm nâu nặng, thiệt hại trên 80%. Vậy mà nhờ áp dụng các biện pháp vệ sinh vườn hiệu quả theo hướng dẫn của cấp trên, toàn bộ 40 ha thanh long của tổ VietGAP nay đã “hồi sinh”. Hiện vườn thanh long mang lại hiệu quả kinh tế cao, cho thu hoạch từ 80-85% diện tích với giá từ 12-13 ngàn đồng/kg, khiến bà con rất phấn khởi. Ông Chững quả quyết: “Chúng tôi vẫn tiếp tục tuyên truyền cho bà con về hiệu quả của việc vệ sinh vườn thanh long để phòng trừ đốm nâu và coi đây là việc làm thường xuyên, liên tục”.
Ông Nguyễn Đình Hà - Phó Chủ tịch UBND xã Hàm Minh cho hay, diện tích thanh long hiện nay trên địa bàn xã là 1.510 ha/2.047 hộ. Dù là cây trồng chủ lực của xã, nhưng trong năm qua thanh long xuất hiện nhiều loại dịch bệnh, trong đó có bệnh đốm nâu là nặng nề nhất và chưa có thuốc đặc trị. Do đó, UBND xã đã củng cố ban chỉ đạo phòng trừ bệnh đốm nâu trên cây thanh long, phân công nhiệm vụ cho các đoàn thể phụ trách từng địa bàn thôn, tuyên truyền về công tác phòng trừ bệnh đốm nâu trên cây thanh long bằng nhiều hình thức như phát tài liệu theo quy trình của Chi cục Bảo vệ thực vật, tuyên truyền trên đài truyền thanh xã, vận động các hộ dân tổng vệ sinh vườn; treo băng rôn ở các khu dân cư, phát tờ rơi về quy trình phòng trừ bệnh đốm nâu trên cây thanh long. Mặt khác, các hộ dân ký cam kết không vứt cành, trái bị bệnh ra mương, suối, nơi công cộng và tổ chức thu gom cành, trái thanh long bị bệnh bỏ vào nơi quy định. Kết quả, UBND xã phối hợp với Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật huyện tổ chức tập huấn và phát tài liệu cho 412 hộ nông dân; diện tích vệ sinh vườn là 1.571 lượt ha; phát trên 1.500 tờ rơi tuyên truyền về các biện pháp phòng, trừ bệnh đốm nâu trên cây thanh long… Đến cuối tháng 10/2016, diện tích thanh long nhiễm bệnh đốm nâu trên địa bàn xã là 237 ha. Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Nguyễn Đình Hà, hiện vẫn còn một số hộ dân có tâm lý chủ quan, chưa nhận thức đúng về tác hại của bệnh đốm nâu, chưa quan tâm đến công tác vệ sinh vườn. Không ít người còn trông chờ vào thuốc đặc trị và một số hộ đổ cành, trái bị bệnh nằm dọc bên các tuyến đường, bờ rào, ranh vườn dẫn đến mầm bệnh dễ lây lan và phát tán vào mùa mưa.
Cũng trong chuyến thăm và gặp gỡ với hộ ông Chững và một số gia đình trồng thanh long trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Nam đã động viên và nhắc nhở người dân cần chú trọng công tác phòng, chống bệnh đốm nâu trên cây thanh long; cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và lâu dài. Trong thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu huyện Hàm Thuận Nam cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cho người dân nhận thức được tính hiệu quả trong công tác phòng trừ bệnh đốm nâu…
Kiều Hằng
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.