Nguồn tin: Báo Đắk Nông, 16/11/2016
Ngày cập nhật:
17/11/2016
Do nguồn giống chanh dây còn "trôi nổi", chưa được kiểm soát chặt chẽ, chất lượng không bảo đảm đã làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm.
Nông dân trồng chanh dây nhưng không thể biết rõ nguồn giống như thế nào
Năng suất, chất lượng giảm mạnh
Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp - thương mại - dịch vụ Tia Sáng (thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông) là đơn vị đầu tiên trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đưa cây chanh dây về sản xuất. Năm 2007, HTX trồng 2 ha chanh dây tại các huyện Chư Jút và Krông Nô. Sau đó, HTX liên kết với nông dân phát triển sản xuất, bao tiêu sản phẩm và diện tích chanh dây tăng lên 100 ha.
Các huyện khác, cây chanh dây cũng phát triển mạnh, có thời điểm diện tích chanh dây toàn tỉnh lên đến 1.400 ha. Tuy nhiên, khi diện tích tăng lên thì năng suất và chất lượng quả chanh dây lại đang bị sụt giảm nhanh chóng.
Với kinh nghiệm 10 năm trồng, kinh doanh chanh dây, bà Phạm Thị Quê, Giám đốc HTX Tia Sáng cho biết: “Thời kỳ đầu, khi HTX mới trồng chanh dây, năng suất đạt từ 60-80 tấn/ha/năm nhưng mấy năm nay thì sụt giảm hẳn. Từ năm 2011 đến nay, gần như vườn chanh dây nào cũng nhiễm virus gây hư hại. Thực tế, hiện nay năng suất chanh dây nhiều hộ chỉ đạt khoảng 20-30 tấn/ha/năm, chu kỳ thu hoạch chỉ được khoảng 1 năm, thậm chí vài tháng, hoặc chưa kịp ra quả là vườn cây bị bệnh đành phá bỏ”.
Qua tìm hiểu được biết, việc phát triển ồ ạt không theo quy hoạch, cộng với cơ quan chức năng chưa kiểm tra, kiểm soát chất lượng giống chặt chẽ nên năng suất giảm mạnh. Nông dân thích trồng ở đâu thì trồng nên dịch bệnh phát sinh, lây lan qua côn trùng chích hút làm thiệt hại nhiều. Thực tế, quả chanh dây to và nhiều nước, chất lượng tốt chủ yếu chỉ ở trong năm đầu, còn sau đó quả nhỏ, lượng dịch ít và hàm lượng dinh dưỡng thấp.
Bà Quê cho biết thêm: “Ở Đài Loan, họ trồng theo đợt và thường chỉ thu hoạch 1 lần, qua mùa đông là phá hết, để đất trống 2 tháng sau lại trồng tiếp. Ở mình, thời tiết có thuận lợi hơn, nông dân cứ để thu hoạch từ 1-3 năm, nên chất lượng quả về sau không tốt. Người dân thấy được giá thì trồng liên tục, chứ không nắm vững kỹ thuật, không cho đất nghỉ nên dễ bị sâu, bệnh hại”.
Quản lý giống gần như bỏ ngỏ
Năng suất, chất lượng quả chanh dây giảm nguyên nhân chính do chất lượng nguồn cây giống không bảo đảm.
Theo bà Phạm Thị Quê, HTX cũng kinh doanh cây giống, nhưng 2 năm nay chẳng thấy cơ quan chức năng đến kiểm tra. Người ta sử dụng hàng ngàn thùng giả, đóng “mác” giống nhập từ Đài Loan về để bán, nông dân làm sao biết được giống thật hay giả. Thực tế, giống chanh dây của Đài Loan hầu hết được Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai mua, còn lại là giống “trôi nổi” đóng “mác” Đài Loan thì cứ vào Việt Nam. Giống đúng tiêu chuẩn phải sản xuất trong nhà lưới dày có 2 lớp cửa, bảo đảm cây sạch bệnh.
Hiện nay, Viện Cây ăn quả miền Nam đang sản xuất giống chanh dây, nhưng chỉ mới đáp ứng khoảng 20% nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Trong khi đó, việc sản xuất giống chanh dây rất dễ, nhưng không bảo đảm chất lượng. Chỉ cần lấy hạt chanh dây ươm rồi sau đó lấy gốc ghép với một chồi non là có ngay một cây giống bán với giá từ 20.000 - 40.000 đồng. Bây giờ, ở Lâm Đồng họ ghép như thế rồi mang sang bán tại Đắk Nông rất nhiều.
Nói về chất lượng giống chanh dây, bà Hoàng Ngọc Duyên, Phó Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh Đắk Nông cho biết, sau một thời gian trồng thử, đầu năm 2016, Bộ Nông nghiệp - PTNT có quyết định công nhận giống chanh dây Đài Nông 1, nhập khẩu từ Đài Loan là giống trồng chính thức.
Trước đây, trên địa bàn tỉnh, diện tích chanh dây khá lớn nên tỉnh yêu cầu Bộ Nông nghiệp - PTNT công nhận là cây trồng chính thức để có những hướng dẫn, khuyến cáo cần thiết cho nông dân. Thời gian qua, có 2 công ty ở TP. Hồ Chí Minh đưa giống chanh dây nhập khẩu từ Đài Loan vào các tỉnh, trong đó có Đắk Nông.
Theo Thông tư 36 của Bộ Nông nghiệp - PTNT quy định, các công ty phải khai báo với Chi cục BVTV các tỉnh khi sản xuất, kinh doanh cây giống ở các tỉnh. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2016, các công ty chỉ khai báo với Cục BVTV và Trung tâm Kiểm dịch thực vật vùng là có nhập về các tỉnh, nhưng không khai báo với Chi cục BVTV tỉnh nên không nắm được số lượng cụ thể.
Chi cục BVTV tỉnh đã làm việc với các công ty này để thống kê lại lượng giống mà họ nhập về trên địa bàn tỉnh, nhưng số lượng giống không bao nhiêu so với diện tích gieo trồng ở địa phương. Ngoài ra, nông dân mua giống thông qua đặt hàng từ các cơ sở giống ở các tỉnh khác về nên rất khó quản lý.
Cũng theo bà Duyên, trách nhiệm quản lý các loại giống vẫn là của Chi cục BVTV tỉnh, nhưng các địa phương cũng cần phải có sự phối hợp. Phòng Nông nghiệp - PTNT các huyện, thị xã cần nắm được nhu cầu, nguồn giống sản xuất trên địa bàn và phối hợp với Chi cục thì mới làm được. Thế nhưng, một số địa phương chẳng quan tâm, Chi cục yêu cầu báo cáo cũng không làm nên rất khó thực thi công việc.
Thanh Nga
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.