Nguồn tin: Nông Nghiệp VN, 16/11/2016
Ngày cập nhật:
18/11/2016
Chỉ qua mấy trận mưa lớn cộng thêm triều cường, nước lũ dâng cao trong tuần qua khiến hàng trăm hecta chanh của người dân huyện Đức Hòa (Long An) bị chìm sâu trong nước gây thiệt hại khá nặng. Dù người dân đã phải bơm nước suốt ngày đêm cứu vườn cây nhưng nhiều diện tích chanh vẫn bị chết, lá, trái rụng đầy gốc…
Thiệt hại nặng
Có mặt tại xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa (Long An), địa phương bị ngập nặng nhất trong đợt mưa lũ vừa qua, chúng tôi chứng kiến nhiều vườn chanh của dân vẫn còn đang ngập sâu trong nước. Người dân phải ngày đêm canh vườn để tăng cường bơm nước cứu cây khỏi bị ngập úng do mưa, lũ, triều cường dâng cao.
Nhà vườn phải tăng cường bơm nước suốt ngày đêm tiêu úng cho vườn chanh
Gia đình ông Nguyễn Hữu Thế, ở ấp Bùng Binh, có 1ha chanh (6 năm tuổi) đang cho thu hoạch trái, nhưng “dính” mấy trận mưa lớn nước không kịp tiêu thoát khiến vườn chanh bị ngập úng 100%. Dẫn chúng tôi ra sau nhà xem thực tế, ông Thế rầu rĩ than: “Chưa năm nào bị mưa lớn như năm nay, cộng thêm nước lũ, triều cường dâng lên nhanh khiến chúng tôi không kịp trở tay. Mặc dù gia đã dùng cả hai máy bơm dầu và bơm điện liên tục chạy suốt ngày đêm, vẫn không kịp, nhiều cây chanh bị ngập úng, lá vàng úa, trái rụng đầy gốc thế này, chắc cây sẽ chết”.
Tương tự, vườn chanh 5ha của gia đình ông Phan Bé Hùng kế bên cũng bị thiệt hại 30% do ngập úng nước. “Thời tiết thật kỳ lạ, vào mùa hạn bà con chỉ mong có chút nước tưới cho cây đỡ khát cũng hiếm, khi mưa lại như đổ nước xuống ngập trắng cả vườn chanh như thế này thật sợ quá. Để cứu vườn cây, tôi đã phải huy động thêm mấy máy bơm công suất lớn cho chạy 24/24 hết hơn 1.000 lít dầu rồi nước mới kịp rút đấy”.
Nhiều diện tích chanh ở Hòa Khánh Tây bị chìm trong nước mưa, lũ
Một trong những trường hợp có diện tích chanh bị ngập úng và mất trắng, thiệt hại nặng nhất ở xã Hòa Khánh Tây có lẽ là trường hợp ông Phan Văn Xăng, ấp Hóc Thơm 1. Gia đình ông Xăng có 8 công đất với hơn 450 gốc chanh và 50 gốc mãng cầu bị ngập úng không kịp xử lý.
Theo ông Xăng, gia đình đã đầu tư vốn xới đất, lên liếp, cây giống, phân bón, cộng tất cả các chi phí nhân công gần 35 triệu chưa tính phần đê bao, giờ đây xem như mất trắng hoàn toàn. Gần đó, gia đình ông Út Dẻo, ấp Bùng Binh, có 0,5ha chanh cũng đã “đi” sạch cả vườn đang cho thu hoạch vì mưa lũ lớn làm vỡ bờ bao.
Nhà vườn chủ quan
Ghi nhận của PV, mặc dù nông dân trồng chanh đã đầu tư hệ thống đê bao để tránh lũ, tuy nhiên, do mưa to, triều cường dâng cao khiến nhà vườn không kịp trở tay.
Không riêng xã Hòa Khánh Tây, hầu hết những hộ dân trồng chanh giấy ở các địa phương vùng lũ thuộc huyện Đức Hòa đều bị thiệt hại nặng.
Những cây chanh bị ngập úng nước đang vàng úa lá rụng trái rồi chết
Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Thái Bình, Chủ tịch HND xã Hòa Khánh Tây cho biết: “Sau những trận mưa lớn kèm theo hồ Dầu Tiếng xả lũ và triều cường lên nhanh khiến cho hơn 90% diện tích chanh của xã bị ngập úng, chỉ trừ một số trường hợp đê bao cao, nông dân bơm nước kịp thời mới tránh được thiệt hại. Từ sau năm 2000 đến nay mới có những trận mưa lớn như thế nên nhiều nhà vườn chủ quan, bờ bao không chịu gia cố chắc chắn. Khi mưa xuống, lũ, triều cường dâng lên nhanh, bà con không kịp bơm nước để cứu vườn cây, gây thiệt hại nặng như vậy”.
Theo ông Bình, hiện nông dân trồng chanh trong xã rất lo lắng vì thiếu vốn đầu tư lại sau khi mưa lũ rút.
Ông Hồ Trường Ca, Chủ tịch UBND xã Hòa Khánh Tây:
“Hiện cây chanh được trồng tập trung chủ yếu ở các xã, thị trấn ven sông Vàm Cỏ Đông như thị trấn Hiệp Hòa, xã Tân Phú, Hòa Khánh Tây, Hòa Khánh Nam và Hựu Thạnh.
Trong đó, xã Hòa Khánh Tây là địa phương có diện tích chanh chiếm hơn 50% toàn huyện (khoảng hơn 200ha) bị thiệt hại nặng nhất sau những trận mưa, lũ vừa qua. Nguyên nhân do nhà vườn chủ quan nên nhiều diện tích chanh thiệt hại từ 30%-100%.
Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão xã đang vận động nông dân gia cố đê bao và thống kê diện tích chanh thiệt hại nặng để huyện, tỉnh có phương án hỗ trợ”.
MINH SÁNG
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.