Nguồn tin: Báo Tây Ninh, 19/11/2016
Ngày cập nhật:
21/11/2016
Do giá cả sản phẩm một số loại cây trồng chủ lực như mủ cao su, khoai mì, lúa, mía… không ổn định, gặp nhiều rủi ro, nên hiện nay một bộ phận nông dân trong tỉnh đã và đang có khuynh hướng chuyển đổi hàng ngàn ha cây trồng sang lập vườn cây ăn trái.
Tuy nhiên, việc đua nhau chuyển đổi cây trồng theo phong trào, nếu thiếu định hướng, không có địa chỉ tiêu thụ ổn định, chỉ lệ thuộc vào thị trường trôi nổi, người nông dân có thể sẽ phải gánh chịu hậu quả khó lường.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Tây Ninh, từ đầu năm đến nay diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh đạt gần 2.700 ha, trong đó diện tích chuyển đổi từ cây cao su là 1.625 ha, lúa 61,5 ha, mía 1.013 ha sang trồng các loại cây ăn trái như bưởi da xanh, chuối, cam, quýt, chanh, xoài, mãng cầu, rau màu…
Một vườn chuối ở xã Thành Long, huyện Châu Thành.
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang các vườn cây ăn trái, trước mắt, theo ý kiến của nông dân đều cho là phù hợp, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thị trường, đem lại lợi nhuận cao so với các loại cây trồng khác, thu nhập tương đối ổn định hơn, do một số loại trái cây tiêu thụ hiện nay như bưởi da xanh, cam, quýt, mãng cầu, chuối Cavendish (chuối Nam Mỹ) đang có mức giá ổn định.
Ông Nguyễn Thái Sơn- Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Tây Ninh cho biết, hiện tỉnh đang xây dựng kế hoạch chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế thấp như các vườn cây cao su nhỏ lẻ, trồng ngoài quy hoạch, năng suất thấp, sang trồng cây có giá trị kinh tế cao hơn như vườn cây ăn trái, rau, củ, quả… nhưng các loại cây trồng này phải đáp ứng được yêu cầu chất lượng về giống (được chọn lọc, sạch bệnh, năng suất cao), cây trồng đúng quy trình kỹ thuật; có hệ thống tưới, tiêu thoát nước, chống ngập úng; sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (tối thiểu là phải sản xuất theo quy trình VietGap).
Đặc biệt, nông dân phải có mối liên kết với doanh nghiệp để có địa chỉ tiêu thụ sản phẩm ổn định. Có như vậy sản phẩm cây ăn trái mới đứng vững được trên thị trường, tránh được rủi ro với điệp khúc "được mùa rớt giá", một phần thương lái o ép.
Theo ông Sơn, với gần 600 ha vườn cây ăn trái được chuyển đổi từ diện tích cây trồng khác từ đầu năm đến nay, chỉ có 200 ha chuối Cavendish tại các huyện Tân Biên, Tân Châu, Gò Dầu đã được một công ty của Hàn Quốc đầu tư, hướng dẫn kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm. Số diện tích cây trồng còn lại đều là chuyển đổi tự phát, còn lệ thuộc vào thị trường trôi nổi, giá cả do thương lái quyết định. Một số diện tích do chuyển đổi không phù hợp với loại đất, chăm sóc không đúng kỹ thuật nên không đạt hiệu quả.
Lãnh đạo Sở NN&PTNT Tây Ninh cho biết thêm, để phục vụ định hướng chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị kinh tế cao, bền vững theo chủ trương của tỉnh, hướng đến phát triển một nền nông nghiệp sạch, áp dụng công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, từ đầu năm đến nay, Sở NN&PTNT tỉnh đã tổ chức nhiều chuyến đưa nông dân đi thực tế, học tập kinh nghiệm các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang mô hình sản xuất công nghệ cao tại Hợp tác xã xoài Cát Chu tỉnh Đồng Tháp, Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam; mô hình trồng rau công nghệ cao tại tỉnh Lâm Đồng; mô hình trồng rau trong nhà màng áp dụng phương pháp tưới của Israel tại tỉnh Đồng Nai.
Sắp tới, tỉnh sẽ cử phái đoàn đi Philippine nghiên cứu về giống cây dứa Cayen để về phổ biến cho nông dân; đồng thời có kế hoạch tập huấn kiến thức về kỹ thuật trồng cây ăn trái công nghệ cao cho nông dân; khai thác các mô hình sản xuất theo quy trình VietGap, GlobalGAP... đủ điều kiện cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Đầu tháng 12.2016, Sở NN&PTNT sẽ trình HĐND thông qua chính sách hỗ trợ các mô hình canh tác cánh đồng mẫu lớn, tạo điều kiện cho việc đưa cơ giới hóa đồng bộ vào đồng ruộng; tăng cường xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, mở rộng hình thức liên kết với nông dân, tìm thị trường tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích đất, giảm thiểu rủi ro thị trường tiêu thụ, ổn định tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống cho nông dân.
Lê Đức Hoảnh
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.