Nguồn tin: Khuyến Nông VN, 29/01/2016
Ngày cập nhật:
30/1/2016
Với lợi thế về tiềm năng đất đai huyện miền núi những năm qua, Vũ Quang đã nỗ lực, xây dựng hàng trăm mô hình trồng cam cho thu nhập khá, góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giàu trên quê hương và đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới.
Cây cam làm giàu cho nông dân huyện Vũ Quang (trong ảnh là ông Trần Văn Thiệu, thôn Quang Thành, xã Đức Lĩnh)
Vào 1 ngày cuối năm, chúng tôi ngược huyện miền núi Vũ Quang, vừa đi ông Phạm Quốc Thanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang trao đổi những chuyện "lạ" trong phát triển kinh tế của huyện miền núi này. Câu chuyện về nông dân làm giàu từ cây cam, với bí quyết “mắc màn cho cam”.
Khi xe đến hộ ông Trần Văn Thiệu, thôn Quang Thành, xã Đức Lĩnh, trước mắt tôi là một đồi cam đan xen màu vàng quả cam, màu xanh của lá. Theo tính toán ông Trần Văn Thiệu, thôn Quang Thành, xã Đức Lĩnh chi phí "mắc màn" này hết khoảng 30 - 40 triệu đồng/ha và tuổi thọ của lưới khoảng 5-6 năm. Nhờ “mắc màn cho cam” nên cây cam ít bị bệnh, không bị các loại sâu bệnh phá hoại và không phải tốn kinh phí cho các loại hóa chất phòng trừ, đặc biệt sản xuất được sản phẩm sạch.
Theo chân ông Thiện ra vườn, ngắm những cành cam trĩu quả, quả nào quả nấy đều mọng nước, trông rất đẹp mặt. Ông Thiện cho biết: "Cam rất hợp với đất đồi nơi đây, cho quả vừa thơm vừa ngọt cộng với thương hiệu cam sạch nên còn khoảng 2 tuần nữa là đến tết Nguyên đán nhưng toàn bộ diện tích hơn 3 ha thương lái tìm đến đặt mua trước với giá cao 65 - 70 ngàn đồng/kg, cao hơn thị trường từ 5 - 7 nghìn đồng/kg". Theo ông Phạm Quốc Thanh, trồng cam vốn đầu tư ban đầu ít, nhưng để có hiệu quả cao hơn huyện chỉ đạo, hướng dẫn người dân bằng cách mua lưới để bảo vệ quả nhằm xây dựng thương hiệu cam sạch, các địa phương đang tuyên truyền người dân từng bước "mắc màn" phủ kín diện tích cam.
Ðến nhà ông Lê Khánh Toàn ở xóm Cừa Lĩnh có 2 ha cam đang cho thu hoạch, chúng tôi gặp thương lái đến đặt mua cam chín bởi họ thích cam nơi đây vừa ngon vừa sạch. Ông Toàn đã dùng bóng điện chăng khắp vườn để dẫn dụ các loài sâu bọ, côn trùng... thiên địch vào ban đêm. Năm ngoái giá cam 30 nghìn đồng/kg, gia đình ông lãi hơn 100 triệu đồng, năm nay giá cao gần gấp rưỡi, ông sẽ dành một phần tiền bán cam để mua lưới trùm toàn bộ diện tích cam, nhằm tăng hiệu quả kinh tế.
Theo Phó Chủ tịch UBND xã Ðức Lĩnh Nguyễn Xuân Tịnh: Nhờ chính sách của huyện hỗ trợ cây giống, tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn quy trình trồng trong 4 năm qua, Ðức Lĩnh đã phát triển được hàng trăm hécta cam; nhất là trong năm 2015, trồng mới gần 100 ha cam. Ðến nay, toàn xã đã có gần 200 hộ nông dân thu nhập từ cam, chanh từ 100 - 500 triệu đồng/hộ/năm; cá biệt gia đình anh Trần Quốc Việt ở xóm Tân Hưng, ngoài việc thu hoạch từ 8 - 10 tấn cam/năm, còn tranh thủ được 200 triệu đồng tiền hỗ trợ cây giống của huyện trồng mới 7,5 ha. Ðiều đáng mừng, nhiều gia đình ở đây đã ý thức việc tạo dựng thương hiệu cam sạch bệnh bằng các giải pháp như "mắc màn", thắp bóng điện hay dùng múi cam có chế phẩm thảo dược làm "bẫy" để nhử các loài côn trùng gây hại...
Rời Ðức Lĩnh, chúng tôi đến vùng đồi Ðức Bồng, Sơn Thọ... đâu đâu cũng thấy người dân vui mừng vì cam trúng mùa, được giá. Từng đoàn xe máy thồ những thùng cam vàng chạy từ các trang trại ra đường Hồ Chí Minh. Trong căn nhà khang trang, khá đủ tiện nghi, anh Trần Nhật Hùng ở xóm 1, xã Sơn Thọ bộc bạch: "Cây cam đã làm cho cuộc sống gia đình tôi đổi thay hoàn toàn". Từ hai bàn tay trắng, cuộc sống khó khăn, thiếu thốn, nhận thấy giá trị kinh tế của cây cam cho nên vợ chồng anh Hùng đã gây dựng dần được đồi cam hơn 2 ha; bình quân mỗi vụ cam thu gần 200 triệu đồng. "Vụ cam năm nay tiếp tục được mùa. Tính đến nay, chỉ riêng cam chanh, cam đường gia đình đã bán được gần 100 triệu đồng. Cam bù trồng nhiều nhất, giá bán lại cao thì phải chờ vào dịp Tết mới cho thu hoạch", anh Hùng vui vẻ cho biết.
Để khuyến khích nông dân phát triển sản xuất, ngoài chính sách của tỉnh mỗi năm huyện Vũ Quang trích ngân sách 2,5 - 3 tỷ đồng nhằm hỗ trợ tiền cây giống và tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cho các hộ trồng cam. Ðến nay, toàn huyện đã phát triển được gần 1.600 ha cây ăn quả, chủ yếu là cam các loại. Hộ trồng ít thì vài ba sào, nhiều thì bốn đến năm hécta cam. Lãi trung bình của các hộ trồng cam đạt từ 50 - 70 triệu đồng/năm; đời sống người dân được nâng lên rõ rệt. Với đà này, trong vài năm tới, Vũ Quang sẽ trồng 3.000 ha cây cam theo quy hoạch. "Quan trọng nhất lúc này là xây dựng thương hiệu cam sạch Vũ Quang" đồng chí Phạm Quốc Thanh nói.
Ngô Thắng
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.