Nguồn tin: Trà Vinh, 14/12/2016
Ngày cập nhật:
15/12/2016
Đó là mô hình trồng thanh long ruột tím hồng của ông Ngô Chí Thành, ở ấp Trà Đét, xã Nguyện Hóa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Hiện mô hình trồng thanh long ruột tím hồng bước đầu đã phát huy hiệu quả, đây là hướng đi mới cho nhiều nhà vườn trong tỉnh.
Kỹ sư Thạch Sơn (trái) kiểm tra mô hình thanh long ruột tím hồng tại hộ ông Thành.
Ông Thành cho biết: Gia đình có 01ha chuyên trồng dừa, thời gian qua, giá dừa không ổn định, dẫn đến thu nhập thấp. Không chịu khuất phục trước cuộc sống khó khăn, năm 2013, gia đình tôi đốn bỏ 300 gốc dừa đang cho trái chuyển sang trồng thanh long ruột đỏ. Khi đốn dừa xong, do ít vốn nên tôi chỉ trồng được 0,8ha thanh long ruột đỏ, sau khoảng 01 năm thanh long ruột đỏ cho trái chiến, sang năm thứ 03, vườn thanh long đã cho trái ổn định, năng suất trung bình đạt khoảng 25 tấn/ha/năm, vừa qua bán với giá dao động 15.000-38.000 đồng/kg, ước lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng/ha/năm. Tôi thường xuyên truy cập mạng internet để tìm hiểu các mô hình làm kinh tế hiệu quả và phát hiện có mô hình trồng thanh long ruột tím hồng hiệu quả, tôi nuôi hy vọng, sẽ phát triển mô hình này. Đầu năm 2015, xã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư (KN-KN) tỉnh vận động tôi trồng thử nghiệm thanh long ruột tím hồng, gia đình tôi xin tiên phong trồng thử nghiệm với diện tích 0,2ha. Khi thực hiện mô hình được Trung tâm KN-KN hỗ trợ 100% tiền mua cây giống và 30% vật tư nông nghiệp và được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm KN-KN hướng dẫn kỹ thuật trong suốt quá trình trồng. Hiện thanh long ruột tím hồng được 15 tháng tuổi đang cho trái.
Ông Thành cho biết thêm: Thanh long ruột tím hồng phát triển tốt nhất ở vùng đất bãi bồi, đất giàu phù sa, trước khi đưa cây giống xuống trồng, phải bón lót một ít phân chuồng để giúp cây phát triển nhanh. Thanh long này cho năng suất tương đương với thanh long ruột đỏ, nhưng chất lượng tốt hơn, ít nhiễm sâu, bệnh và đặc biệt là có màu sắc đẹp đang được thị trường ưa chuộng. Việc trồng và chăm sóc thanh long ruột tím hồng cũng tương đối dễ. Bắt đầu từ khâu ghim giống xuống đất cho đâm tược, bò dần lên trụ xi măng, tưới nước, bón phân cân đối để cây phát triển tốt. Thanh long từ lúc trồng đến khi cho trái chiến khoảng 08-12 tháng và cho trái ổn định sau 36 tháng, có thể thu hoạch kéo dài đến 15 năm. Trong quá trình chăm sóc, tôi chọn tỉa các nhánh yếu và hoa nhỏ, giữ lại các nhánh khỏe với hoa to để cây đủ điều kiện phát triển tốt, cho trái chất lượng. Thông thường một nhánh cho ra 01-02 bông, trung bình mỗi trụ xi măng khoảng 20 trái. Trung bình mỗi héc-ta trồng được 1.000 trụ, mỗi trụ trồng được 04 nhánh. Hiện thanh long ruột tím hồng có giá dao động 15.000-38.000 đồng/kg, nhiều thương lái đến hỏi mua, nhưng chưa có sản lượng nhiều để bán. Nông dân ở các nơi đến tìm hiểu giống thanh long ruột tím hồng của gia đình. Tôi dự tính, thời gian tới sẽ chiết nhánh và nhân giống với số lượng lớn để bán ra thị trường.
Kỹ sư Thạch Sơn, cán bộ kỹ thuật, Phòng Kỹ thuật Trung tâm KN-KN cho biết: Giống thanh long ruột tím hồng hiện chủ yếu là giống LĐ5. Đây là giống thanh long ruột tím hồng lần đầu tiên được các nhà khoa học thuộc Viện Cây ăn quả miền Nam lai tạo. Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã cho phép trồng khảo nghiệm rộng rãi tại nhiều tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ từ tháng 12/2010. Qua khảo sát, trên thị trường của tỉnh hiện nay chỉ có 02 giống thanh long (thanh long ruột đỏ và thanh long ruột trắng), chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng hóa sản phẩm trái thanh long trên thị trường trong và ngoài nước. Vì vậy, vừa qua, Trung tâm KN-KN đã trình diễn 0,2ha thanh long ruột tím hồng tại hộ ông Thành. Hiện thanh long đã được 15 tháng tuổi, qua đánh giá sơ bộ của ngành chuyên môn và chủ vườn thực hiện mô hình, cây thanh long ruột tím hồng rất phù hợp với vùng đất ấp Trà Đét. trong thời gian tới, trung tâm sẽ tổ chức hội thảo đánh giá mô hình.
Toàn xã Nguyệt Hóa hiện có khoảng 20ha trồng thanh long ruột đỏ, ruột tím hồng, chủ yếu trồng tập trung tại ấp Trà Đét, Bến Có. Tuy nhiên, qua khảo sát tại các hộ trồng thanh long, nhiều ý kiến cho rằng: Cây thanh long thường có giá không ổn định, chí phí đầu tư (giống, vật tư nông nghiệp, trụ trồng, lên liếp,…) cho vườn thanh long rất lớn khoảng 150-200 triệu đồng/ha; khi vào mùa xử lý ra hoa thanh long thường bị thiếu điện gây ảnh hưởng đến người trồng thanh long. Ngành hữu quan cần hỗ trợ nông dân, để cây thanh long phát triển bền vững.
PHAN TUẤN
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.