Nguồn tin: Báo Nghệ An, 16/12/2016
Ngày cập nhật:
17/12/2016
Cam Vinh là một loại quả đặc sản của Nghệ An, có vị ngọt thanh, dịu, hương thơm và mẫu mã đẹp. Chất lượng tuyệt vời đó của cam Vinh là sự kết tinh của ba yếu tố: Thiên - Địa - Nhân nơi đây. Trải qua nhiều năm tháng, trên mảnh đất Nghệ An, với khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng đặc trưng, người dân cần cù lao động, bằng trí tuệ và công sức của mình đã chọn lọc, gieo trồng nên loại cam đặc sản, nức tiếng gần xa, tạo nên nét đẹp văn hóa đặc trưng của xứ Nghệ.
Vùng cam ở Nghệ An được trồng ở một số địa phương có tiểu vùng khí hậu phù hợp.
Để bảo vệ một mặt hàng đặc sản của địa phương, năm 2007, cam Vinh được chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Chỉ dẫn địa lý “Vinh” dùng cho sản phẩm cam quả được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về chỉ dẫn địa lý: Số đăng ký 000012 theo Quyết định số 386/QĐ-SHTT ngày 31/5/2007 của Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ. Sản phẩm cam quả của Nghệ An đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ vô thời hạn trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Với vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về Sở hữu trí tuệ, Sở Khoa học và Công nghệ đã có chuyến khảo sát các vùng trồng cam trong vùng Chỉ dẫn địa lý cam Vinh. Chúng tôi xin được giới thiệu một số đặc điểm nhận biết cam Vinh trên thị trường hiện nay.
1. Vùng trồng cam Vinh
Trong chỉ dẫn địa lý cam Vinh nêu rõ, có 12 xã/5 huyện có đất đã được xác định nằm trong vùng chỉ dẫn địa lý với 1681.48 ha, cụ thể: Tại huyện Nghi Lộc, xã Nghi Hoa có 0,76ha trồng giống cam Xã Đoài 1, xã Nghi Diên có 1,3 ha trồng cam Xã Đoài 1; Tại huyện Hưng Nguyên: xã Hưng Trung có 19,1 ha trồng cam Xã Đoài 1; Tại huyện Nghĩa Đàn: xã Nghĩa Sơn có 513,5ha trồng các giống cam Xã Đoài 2, Vân Du và Sông Con, xã Nghĩa Lâm có 141,5ha trồng các giống cam Xã Đoài 2, Vân Du và Sông Con, xã Nghĩa Bình có 68,18ha trồng các giống cam Xã Đoài 2, Vân Du và Sông Con, xã Nghĩa Hồng có 38,27ha trồng các giống cam Xã Đoài 2, Vân Du và Sông Con, xã Nghĩa Hiếu có 186,4 ha trồng các giống cam Xã Đoài 2, Vân Du và Sông Con; Tại huyện Quỳ Hợp: xã Minh Hợp có 534,81ha trồng các giống cam Xã Đoài 2, Vân Du và Sông Con; Tại huyện Tân Kỳ: Có xã Tân Phú có 77,2ha trồng các giống cam Xã Đoài 2, Vân Du và Sông Con, xã Tân Long có 46,1ha trồng các giống cam Xã Đoài 2, Vân Du và Sông Con, và xã Tân An có 54,52ha trồng các giống cam Xã Đoài 2, Vân Du và Sông Con 1.
Tuy nhiên, sau gần 10 năm, diện tích trồng cam của các địa phương đã có sự thay đổi. Ở huyện Quỳ Hợp, diện tích trồng cam đã tăng lên với số lượng lớn...
2. Các loại cam Vinh và dấu hiệu nhận biết
a. Cam Xã Đoài
Cam Xã Đoài.
Cam Xã Đoài có nguồn gốc từ xã Nghi Diên - huyện Nghi Lộc. Hiện nay được trồng ở xã Minh Hợp - huyện Quỳ Hợp, xã Nghĩa Bình, Nghĩa Hiếu, Nghĩa lâm, Nghĩa Sơn - huyện Nghĩa Đàn, xã Nghi Diên, Nghi Hoa - huyện Nghi Lộc, xã Tân Long, Tân An, Tân Phú - huyện Tân Kỳ, xã Hưng Trung - huyện Hưng Nguyên. Cam Xã Đoài bắt đầu chín vào cuối tháng 9 âm lịch, vào tháng 10 cam bắt đầu chín rộ và vào mùa và thường kéo dài đến cuối tháng 11 âm. Vỏ cam Xã Đoài thường dày, lúc dùng tay bóc vỏ giòn và toả ra mùi hương rất dễ chịu. Càng chín, cam càng ngọt và để lại mùi vị đậm đà rất lâu. Khi cam chín có màu vàng óng như mật ong rất đẹp, sau đó chuyển sang màu vàng sẫm. Đặc biệt, khi bóc cam ăn, nước cam dính vào tay khi khô để lại sự kết dính rất đặc biệt. Khi ăn, cam Xã Đoài có vị ngọt, mùi thơm, ăn giòn, nhiều hạt, ít xơ và bã.
b. Cam Vân Du
Cam Vân Du.
Được nhập nội từ những năm 40. Đây là giống cam chủ lực của nước ta. Cây phân cánh khoẻ, tán hình trụ, cành dày, có gai. Quả cam Vân Du có hình tròn hay ô van, vỏ dày, mọng nước, múi giòn (dai hơn cam Xã Đoài), vị ngọt thanh, nhiều hạt, ròng to. Khi cắt ra có màu vàng (nhưng không vàng óng như cam Xã Đoài), nước cam có độ trơn nhớt chứ không dính tay như cam Xã Đoài. Đây là giống cam cho năng suất cao, chống chịu tốt các loại sâu bệnh, chịu hạn tốt nên được trồng phổ biến ở nhiều địa phương.
c. Cam Sông Con
Là giống cam được tạo ra bằng phương pháp chọn lọc từ một giống nhập nội mang tên một con sông ở xứ Nghệ. Cây cam Sông Con sinh trưởng khoẻ, tán hình cầu, phân cành nhiều, cành ngắn và tập trung. Quả có hình cầu, mọng nước, vỏ quả mỏng, ít hạt, ngọt đậm và thơm. Giống cam Sông Con có năng suất trung bình, có khả năng chống chịu sâu bệnh, có tính ứng dụng rộng nên được trồng ở nhiều vùng như trung du, đồi núi, ven biển và vùng đồng bằng. Hiện nay, cam Sông Con được trồng ở nhiều địa phương khắp cả nước.
Bên cạnh các loại cam Vinh đã được nói ở trên, còn có một loại cam được người dân ưa chuộng về chất lượng và mẫu mã là cam V2 (Valenxia 2). Loại cam này được ví là hoa hậu cam vì vừa đẹp lại vừa ngon. V2 có nguồn gốc từ Tây Ban Nha. Cây phân cánh ngắn, tán hình cầu hay ô van, lá gồ ghề, eo lá lớn, có màu xanh đậm, phản quang. Quả to, có khối lượng trung bình từ 200-250g, hình ô van, vỏ hơi dày, mọng nước, ít hạt, ít xơ, bã giòn. Đây là giống cam cho năng suất cao, chín muộn (thường chín vào khoảng cuối tháng 12 âm lịch đến tháng 2 năm sau) nên có giá bán rất cao.
Cam Valenxia.
Ngoài chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, cam Vinh còn được người tiêu dùng tin dùng bởi được trồng trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ thuật và phương pháp chăm bón của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh quy định. Đặc biệt, cam trước khi thu hoạch từ 45-60 ngày không sử dụng bất kể loại thuốc bảo vệ thực vật nào, không sử dụng các chất kích thích và chất bảo quản không an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Hải Yến - Sở KH&CN
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.