Nguồn tin: Báo Hậu Giang, 04/01/2016
Ngày cập nhật:
6/1/2016
Hơn 1 năm qua, kể từ ngày tỉnh công bố dịch bệnh vàng lá gân xanh (Greening) gây hại đến nay, diện tích cam sành vẫn tiếp tục được người dân ở các địa phương trồng mới nhiều thêm, nên khiến cho công tác phòng, chống dịch của ngành chuyên môn Hậu Giang gặp không ít khó khăn, trở ngại.
Ước khoảng trên 3.100ha cam sành bị bệnh vàng lá gân xanh đã bị người dân đốn hạ.
Vẫn vô tư trồng mới
Theo ghi nhận của cơ quan chuyên môn Hậu Giang, trong khi dịch bệnh Greening trên cam sành chưa thể dập tắt, nhất là sau khi công bố dịch, tỉnh đã ban hành chính sách hỗ trợ kinh phí tiêu hủy cho người dân có vườn cam sành bị thiệt hại trên 70% nhưng đến nay, diện tích trồng mới ngày càng nhiều thêm. Cụ thể, đã có hơn 3.230ha cam sành được người dân ở các địa phương trồng mới, riêng huyện Châu Thành hơn 2.870ha, nâng tổng số diện tích trồng cam sành trên toàn tỉnh lên con số hơn 11.300ha. Từ đó gây rất nhiều khó khăn trong công tác kiểm soát và khống chế dịch bệnh Greening của tỉnh.
Đến nay, tổng diện tích cam sành ở thị xã Ngã Bảy bị nhiễm bệnh Greening ước khoảng 320ha. Ông Nguyễn Hữu Trí, Phó Phòng Kinh tế thị xã Ngã Bảy, cho biết vì giá trị kinh tế cao nên người dân chưa mạnh dạn chặt bỏ vườn cam bị bệnh nặng theo khuyến cáo của ngành chuyên môn. Mặt khác, họ chưa mặn mà với kinh phí hỗ trợ tiêu hủy 500.000 đồng/ha. “Có lúc giá cam sành trên 30.000 đồng/kg nên chỉ cần 2kg cam đã vượt xa mức hỗ trợ 50.000 đồng/công rồi. Nên người dân thường chọn cách giữ lại vườn để tiếp tục thu hoạch được đến đâu thì hay đến đó”, ông Trí phân tích.
Ông Trần Ngọc Thể, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, cho rằng rất khó khống chế mầm bệnh do người dân cứ ồ ạt mở rộng diện tích. Đáng nói là công bố dịch nhưng không theo Luật Bảo vệ thực vật, mà chỉ thông qua văn bản là chính, còn việc áp dụng các biện pháp cách ly, dập dịch lại rất khó thực hiện. “Chẳng lẽ giờ đi đốt, hay phun thuốc diệt rầy chổng cánh cùng lúc hàng ngàn héc-ta cam sành nhiễm bệnh. Sở dĩ Hậu Giang công bố dịch là nhằm vận dụng chính sách hỗ trợ, góp phần “an ủi”, khuyến khích người dân phá bỏ vườn cam bị thiệt hại nặng để chuyển sang cây trồng có giá trị khác”, ông Thể khẳng định.
Ngành chuyên môn băn khoăn
Thực tế, các cơ quan chuyên môn đều nhận định rằng tác nhân truyền bệnh chính là do rầy chổng cánh tồn tại trên các vườn cây già cỗi và bị nhiễm bệnh Greening không được người dân chăm sóc, cải tạo kịp thời nên đã nhanh chóng lây truyền từ cây này sang cây khác, vườn này sang vườn khác. Vì vậy, tiêu hủy được xem là một trong những giải pháp quan trọng để cách ly dịch bệnh. Thế nhưng thời gian qua, nhà vườn chưa mấy quan tâm đốn hạ vườn cam bị bệnh nặng. Từ đó đã tạo cơ hội thuận lợi cho một số công ty triển khai các hoạt động “chui” như tiếp thị phân bón lá, hay giới thiệu biện pháp phòng trị bệnh bằng cách chích thuốc vào cây.
Cũng theo ông Thể, tuy có giá từ bốn, năm trăm ngàn đồng, thậm chí lên đến bạc triệu nhưng người dân vẫn chấp nhận mua phân, thuốc về xử lý cho vườn cam bị bệnh của gia đình mình. Vì tất cả đều ngộ nhận rằng nó có thể giúp cây vượt qua vàng lá gân xanh. Chứ họ không nghĩ đây là loại bệnh chưa có thuốc đặc trị như những lời quảng cáo vượt quá công năng của các công ty. Song, rất khó xử lý. Đáng nói là hiện nay, nguồn giống đạt chất lượng sạch bệnh không đủ cung ứng cho nhu cầu chuyển đổi, trồng mới nên người dân chủ yếu sử dụng giống không rõ nguồn gốc, mua trôi nổi của thương lái vận chuyển bằng ghe đến từ các nơi khác.
Đó cũng là nguyên nhân lý giải vì sao công tác dập dịch của tỉnh không thể đạt được kết quả cao như mong muốn. Ông Lê Văn Đời, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang, thừa nhận ngành đang rất băn khoăn trước tình trạng dịch bệnh chưa được khống chế hoàn toàn nhưng người dân trồng mới thêm hàng ngàn héc-ta cam sành. Điều này càng làm tăng nguy cơ bùng phát dịch trên diện rộng. Cho nên, cơ quan chuyên môn các địa phương cần tiếp tục tuyên truyền, khuyến cáo người dân sau khi đốn bỏ thì cần chuyển đổi sang cây trồng khác, đảm bảo thời gian cách ly mầm bệnh, tránh bị thiệt hại nặng hơn.
Thời gian qua, không chỉ thị trường khá ổn định mà giá cam sành thường xuyên giữ ở mức cao. Đôi lúc, giá cam sành đã vượt mốc 30.000 đồng/kg nên điệp khúc “trồng, chặt” cứ lặp đi lặp lại tại nhiều địa phương có diện tích cam sành lớn của tỉnh như huyện Châu Thành, thị xã Ngã Bảy cũng là chuyện dễ hiểu.
Tính đến thời điểm này, diện tích cam sành đang bị nhiễm bệnh Greening trên địa bàn tỉnh khoảng 2.019ha, với diện tích bị thiệt hại nặng gần 290ha. Tuy nhiên, nếu so với thời điểm công bố dịch cách đây hơn 1 năm thì diện tích nhiễm loại bệnh nguy hiểm này đã giảm hơn 4.700ha, trong đó, diện tích bị thiệt hại nặng, tỷ lệ trên 70% đã giảm bớt 1.600ha. Hiện người dân đã đốn bỏ khoảng 3.100ha vườn cây bị bệnh, kể cả trên 1.660ha đã được chuyển đổi sang trồng các loại cây ăn trái khác như chanh không hạt, cam xoàn, cam mật.
NGUYỄN GIA
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.