Nguồn tin: Báo Hậu Giang, 24/02/2016
Ngày cập nhật:
25/2/2016
Thông qua dự án “Chăm sóc và quản lý chanh không hạt theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm”, từ năm 2015, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Hậu Giang và Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành đã hướng dẫn nông dân chuyển hướng sang kiểu canh tác an toàn, hiệu quả với phân hữu cơ vi sinh.
Theo ông Ấm, phân hữu cơ vi sinh giúp cây chanh kéo dài tuổi thọ, chất lượng trái tốt mà còn an toàn cho người sử dụng.
Chủ nhiệm dự án Lê Minh Chiến, cán bộ Phòng Khuyến nông, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, nhận định: “Phân ủ hữu cơ vi sinh không còn là một mô hình mới mẻ đối với nông dân Hậu Giang. Thế nhưng, vì thói quen sản xuất theo tập quán mà đa số nông dân chưa mặn mà với loại phân này. Thông qua dự án, ngành khuyến nông mong muốn được hướng dẫn kỹ thuật ủ phân hữu cơ vi sinh, nâng cao kỹ năng cho nông dân. Mặt khác, thông qua đây, tiếp tục củng cố chất lượng sản phẩm chanh không hạt trên địa bàn, nâng cao thu nhập cho nông dân và dần mở rộng diện tích”.
Từ tháng 7 đến tháng 12-2015, dự án được triển khai tại xã Đông Thạnh, xã Đông Phước A và xã Phú An, huyện Châu Thành, với quy mô 13ha, 24 hộ tham gia. Dự án đã kết hợp với Công ty TNHH Sao Vàng Mê Kông cung cấp 52 tấn phân hữu cơ vi sinh cho nông dân tham gia. Mỗi kilôgram phân, người dân được dự án hỗ trợ 30% chi phí.
Ban đầu tham gia dự án, người dân còn e ngại vì số lượng phân hữu cơ phải sử dụng khá nhiều. Tuy nhiên, qua vận động và tập huấn của cán bộ khuyến nông, nông dân tham quan mô hình ủ phân hữu cơ trở nên thích thú với cách làm mới này. Ông Trần Văn Ấm, ở ấp Phước Tiến, xã Đông Thạnh, nhận xét: “Thời gian ủ phân cũng nhanh, đơn giản mà hiệu quả rất tốt. Năm rồi, tôi chỉ bón một đợt phân hữu cơ vi sinh cho vườn chanh hơn chục năm tuổi mà thấy cây như được trẻ hóa ra vậy. Còn những cây tơ thì tốt hơn, cho trái xum xuê”. Bón phân hữu cơ vi sinh, ông Ấm không lo vấn đề kiểm nghiệm chặt chẽ của công ty thu mua, bởi ông đã tiết giảm được liều lượng phân hóa học trong trái. Tháng rồi, ông Ấm còn qua tỉnh Trà Vinh xin phân gà của người bà con về ủ phân hữu cơ vi sinh. Bởi, ông Ấm nhận thấy dù hiệu quả chậm (khoảng 4 - 5 tháng), nhưng đất tơi xốp, tốt cho cây, giúp vườn cây của ông được kéo dài tuổi thọ, tạo thêm nhiều mùa trái bội thu cho gia đình.
Hiệu quả lan rộng của dự án không những giúp người dân trồng chanh không hạt quen dần với sản xuất và sử dụng phân hữu cơ vi sinh, mà còn giúp hơn 100 hộ nông dân trong huyện biết cách cải tạo, tăng độ màu mỡ của đất, giảm ô nhiễm môi trường thông qua biện pháp ủ phân vi sinh, góp phần ổn định sinh kế. Ông Hồ Văn Hồng, ở ấp Phước Long, xã Đông Phước A, chia sẻ: “Tôi trồng chanh không hạt khoảng 8 năm nay, chủ yếu là bón phân hóa học nên đất bắt đầu bạc màu, cây cũng dần cỗi. Năm rồi, vườn chanh được bón phân hữu cơ vi sinh vào thấy khác hẳn, màu sắc và phẩm chất trái chanh đạt hơn so với các đợt trái trước. Trái mau lớn hơn vì bộ rễ được phát triển trên nền đất tơi xốp của phân hữu cơ”.
Những vụ trước, mỗi năm ông Hồng phải tốn khoảng 60 triệu đồng mua phân hóa học. Năm qua, chỉ với 2 lần bón phân hữu cơ vi sinh, ông đã tiết giảm được khoảng 30% chi phí. Theo nhẩm tính, ông Hồng giảm được khoảng 18 triệu đồng tiền phân, lợi nhuận thu về hơn 265 triệu đồng chỉ với 5 công chanh không hạt. Năm nay, dù dự án đã kết thúc, nhưng ông Hồng vẫn tiếp tục cách làm mới này. Được sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật về cách tự ủ phân hữu cơ vi sinh, ông Hồng đã mua 20 tấn phân gà ủ với lá nhãn, nấm Trichoderma để chuẩn bị cho đợt bón vào đầu mùa mưa tới.
Chủ nhiệm dự án Lê Minh Chiến cho biết thêm: “Qua dự án, chúng tôi đã ghi nhận được sự quan tâm nhiều của nông dân. Sắp tới, chúng tôi tiếp tục tập huấn, triển khai để nông dân khác đến tham quan học hỏi những mô hình thành công. Hy vọng, dự án sẽ dần tạo nên thói quen canh tác theo phương thức canh tác an toàn trong dân, để từ đó, bà con nông dân cho ra những sản phẩm chanh an toàn, chất lượng, hướng đến thị trường xuất khẩu, góp phần phát triển thương hiệu cho chanh không hạt Hậu Giang”.
TRÚC LINH
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.