Nguồn tin: Tiền Giang, 07/03/2016
Ngày cập nhật:
9/3/2016
Ông Phạm Văn Quới, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang áp dụng thành công các biện pháp khoa học - kỹ thuật trong trồng và xử lý thanh long cho trái nghịch vụ, giúp ông mang về hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Ông Quới thu hoạch thanh long.
Ông Quới kể, trước đây, gia đình ông có 1,2 ha đất, chủ yếu trồng 2 vụ lúa/năm, năng suất không cao, chỉ đủ ăn. Nhiều đêm trăn trở và ông quyết chuyển đổi, thay thế cây lúa bằng 1 loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn. Thấy một vài hộ trồng thanh long cho năng suất cao, ông nghĩ ngay đến việc trồng thanh long và thuê người về cải tạo đất. Do chưa có kinh nghiệm, nên lúc đầu ông dùng cây me Tây làm trụ để trồng. Thanh long không cho năng suất cao, do me Tây hút hết chất dinh dưỡng, tàng me rộng không trồng được nhiều thanh long, các loại bệnh tiềm ẩn cao...
Không nản lòng trước những lần thất bại, ông học hỏi kinh nghiệm từ những hộ trồng thanh long khác và nhận thấy trồng thanh long bằng trụ xi măng cho hiệu quả kinh tế cao. Nếu dùng cây me Tây làm trụ, thì 1 công đất chỉ khoảng 70 trụ, trồng bằng trụ xi măng lên đến 100 trụ. Từ đó, ông cải tạo số đất còn lại trồng thanh long bằng trụ xi măng.
Ông cho biết: "Trụ trồng thanh long thích hợp nhất là trụ bằng xi măng, dài khoảng 2,5m, ngang 1 tấc, chôn trụ xuống khoảng 50cm. Mỗi trụ trồng 4 hom thanh long xung quanh, khoảng cách mỗi trụ từ 2,5m - 3m. Sau khi trồng khoảng 1 năm, cây bắt đầu cho trái chiến, mỗi đợt trái từ lúc ra hoa cho đến khi thu hoạch khoảng 2 tháng".
Do ông để thanh long ra hoa và cho trái tự nhiên. Trong khi diện tích trồng thanh long của huyện Chợ Gạo ngày càng tăng, cứ đến mùa thu hoạch đều bị rớt giá. Nhiều lần ông định bỏ cây thanh long và chuyển sang một loại cây mới, nhưng ông nghĩ đến điệp khúc đốn - trồng, thì không bao giờ thoát nghèo, nên ông quyết định gắn bó với cây thanh long cho đến ngày hôm nay.
Nhờ tích cực tham gia các lớp tập huấn, các cuộc hội thảo và tìm hiểu thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ông Quới bắt đầu áp dụng biện pháp xông đèn để thanh long cho trái nghịch vụ, bán được giá cao. Hàng năm, ông tiến hành xông đèn, xử lý 2 vụ, vụ nào cũng bán được giá cao, sau khi trừ các khoản chi phí, ông thu về gần 200 triệu đồng từ vườn thanh long.
Gắn bó với cây thanh long hơn 10 năm nay, ông Quới chia sẻ: "Thông thường, giá thanh long nghịch vụ cao gấp nhiều lần so với giá thông thường. Trước và sau khi xử lý ra hoa vụ nghịch, phải bón thêm phân hóa học kết hợp phân hữu cơ, để cây khỏe mạnh, nuôi trái tốt, tránh trường hợp để quá nhiều trái trên cây sẽ dễ làm cây mất dinh dưỡng và chất lượng trái không cao. Ngoài ra, người trồng nên thường xuyên cắt tỉa bỏ những nhánh thanh long già, không còn khả năng cho trái, để tập trung nuôi dưỡng các nhánh khỏe".
Theo ông Quới, sau khi trồng thanh long 2 tuần có thể sử dụng Urea cộng với DAP hoặc NPK 16-16-8 hay 20-20-15 tưới, liều lượng vừa phải và 10 ngày/lần. Tăng cường bón phân chuồng hoai cho cây, trước khi rải phân chuồng nên xới nhẹ xung quanh gốc, cách gốc 15 - 30cm, cho phân đều khắp tán và dùng rơm rạ, cỏ ủ gốc. Khi cây ra hoa và cho trái nên chú ý hàm lượng lân và kali cao để trái khỏe, đẹp. Bệnh đốm trắng rất phổ biến trên thanh long, chính vì thế muốn phòng trừ bệnh này cần phải cắt tỉa cành già, không để vườn quá rậm rạp, khi bệnh xảy ra nên phun ngừa luân phiên các loại thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất Propiconazole, Trifloxystrobin, Iprodione, Mancozeb 7 - 10 ngày/lần. Ngoài ra, nên rút râu bông thanh long sớm ở thời điểm 2 - 3 ngày sau trổ và phun ngừa thuốc giai đoạn trái non và trái chuẩn bị thu hoạch, đồng thời phải đảm bảo thời gian cách ly thuốc an toàn.
Từ khi thành công với mô hình trồng và xử lý thanh long cho trái nghịch vụ bán được giá cao, ông Quới đã mạnh dạn vận động bà con chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng thanh long, nhất là thanh long ruột đỏ và sẵn sàng hỗ trợ kinh nghiệm, cách thức chăm sóc cho bà con. Ngoài ra, ông còn là một hội viên nông dân tích cực tham gia các hoạt động xã hội và phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Ngôi nhà tường kiên cố, khang trang, đầy đủ tiện nghi là thành quả của bao năm lao động, sáng tạo không ngừng của ông Phạm Văn Quới. Nhiều năm liền, ông được tuyên dương gia đình văn hóa tiêu biểu, nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: "Anh Quới là một nông dân tích cực, tiêu biểu trong phong trào nông dân sản xuất giỏi của xã. Anh kiên trì gắn bó với cây thanh long, đôi lúc giá cả bấp bênh, nhưng anh vẫn không nản chí. Anh tích lũy được kinh nghiệm trong việc đón đầu để xử lý thanh long cho trái nghịch vụ, tận tình hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm cho bà con, để tự bảo vệ vườn thanh long của mình, cùng nhau vươn lên làm giàu từ cây thanh long".
Minh Toàn
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.