Nguồn tin: Báo Hậu Giang, 29/03/2016
Ngày cập nhật:
30/3/2016
Nhiều năm nay, tình trạng được mùa mất giá, chạy đôn chạy đáo tìm đầu ra cho sản phẩm của nhà vườn đã trở thành chuyện thường xuyên. Từ thực trạng trên, các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang bắt đầu thành lập, tạo mối liên kết cho đầu ra hàng nông sản của người dân thêm vững chắc.
Từ khi có các HTX, THT nông nghiệp bao tiêu hàng nông sản, nhiều nông hộ ở huyện Châu Thành (Hậu Giang) yên tâm trồng chanh không hạt, phát triển kinh tế gia đình.
Từ lâu, chanh không hạt trở thành một trong những nông sản chủ lực của tỉnh và được nhiều người dân lựa chọn trồng làm kinh tế chính của gia đình. Hiện diện tích trồng cây có múi trên địa bàn tỉnh hơn 10.739ha, trong đó cây chanh chiếm khoảng 1.364ha. Tuy nhiên, chanh không hạt trồng tập trung nhiều ở huyện Châu Thành, với diện tích 769,4ha, năng suất ước đạt từ 22 - 24 tấn trái/ha. Nếu chăm sóc đúng kỹ thuật, chanh cho năng suất trái cao, nhưng vì là cây gia vị, đầu ra chưa ổn định nên rất cần tỉnh có chủ trương, định hướng phát triển phù hợp và thiết thực cho loài cây này.
Khi HTX, THT nông nghiệp vào cuộc
Là đơn vị cầu nối giữa thành viên, nông dân với Nhà nước và doanh nghiệp, nhiều HTX và THT nông nghiệp trên địa bàn tỉnh như: Liên hiệp HTX Thạnh Phước và THT bao tiêu hàng nông sản ở huyện Châu Thành… đã và đang ra sức tạo mối liên kết, truyền tải, hướng dẫn nông hộ áp dụng khoa học kỹ thuật, nhằm giảm giá thành sản xuất, mang về lợi nhuận cao. Điều đáng trân trọng là các HTX và THT đã giúp cho người dân chuyển đổi phương thức sản xuất và cách chăm sóc, phòng, trị bệnh trên cây. Anh Phan Vĩnh Trấn, Tổ trưởng Tổ hợp tác bao tiêu hàng nông sản, ở xã Phú An, huyện Châu Thành, cho biết: “Xuất phát từ nhu cầu thực tế, tôi cũng như các thành viên trong xã đã thành lập THT nông nghiệp này. Tuy là THT thành lập và đi vào hoạt động từ đầu năm 2015 và chưa tổ chức thu mua, nhưng đã mang lại hiệu quả đáng kể. Hiện THT có hơn 20 thành viên, trong đó có 5 thành viên sẽ tìm đối tác để liên kết đầu ra và tổ chức góp vốn mua hàng nông sản của thành viên và người dân trong xã”.
Từ những cách làm thiết thực đã giúp nhiều nông hộ yên tâm sản xuất. Anh Nguyễn Hữu Công, ở ấp Khánh Hội B, xã Phú An, phấn khởi tâm sự: “Trước khi trồng khoảng 6 công chanh không hạt này, tôi đắn đo suy nghĩ rất nhiều về khâu kỹ thuật chăm sóc, cũng như đầu ra của sản phẩm. Thế nhưng, nhờ sự chỉ dẫn tận tình của các cán bộ kỹ thuật mà vườn chanh nhà tôi phát triển tốt và đợt này cây cho trái nhiều hơn các đợt trước”. Theo anh công, lúc đầu chưa am hiểu nhiều về khâu chăm sóc cây và sử dụng nhiều phân, thuốc hóa học nên vườn chanh cằn cỗi, kém phát triển, lắm khi có cây xuống lá rồi chết, bởi bón phân không đúng quy cách. Nhưng từ khi anh chuyển sang dùng phân hữu cơ do THT giới thiệu và cung cấp thì vườn cây bắt đầu khôi phục trở lại. Điều đáng nói là giá thành sản xuất giảm xuống hơn 50%, vì chỉ khi rước trái thì anh mới dùng phân, thuốc hóa học.
Theo nhiều nhà vườn ở huyện Châu Thành, do đất trồng không được tốt nên khi sử dụng phân hữu cơ vừa cải tạo lại đất, vừa giúp cây chanh cho trái bền, đặc biệt cây phát triển tốt, tăng sức đề kháng thì hạn chế sâu bệnh tấn công. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc thì cần phải kết hợp thêm phân, thuốc hóa học mới đảm bảo được năng suất và chất lượng sản phẩm.
Giúp người dân hưởng lợi
Nhắc đến việc tiêu thụ hàng nông sản thì ông Võ Văn Tâm, ở ấp Khánh An, xã Phú An, huyện Châu Thành, chia sẻ: “Hiện, chúng tôi chỉ chú trọng chăm sóc cây để mang về năng suất cao, chứ đầu ra sản phẩm thì tạm thời không còn lo như trước, vì được công ty bao tiêu thu mua với giá nhích hơn ngoài thị trường từ 1.000 - 2.000 đồng/kg, tùy theo thời giá”.
Có thể nói, từ lúc các HTX và THT nông nghiệp đi vào hoạt động, nhiều nhà vườn bớt đi phần nào gánh nặng về chuyện đầu ra của sản phẩm. Song, nhằm giúp cho nông sản của người dân tiến gần đến thị trường tiêu thụ, các đơn vị còn đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, trưng bày và giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm khách hàng và thu hút các đối tác liên kết qua mỗi lần hội chợ. Đồng thời, hỗ trợ và giới thiệu giống cây trồng và tổ chức các lớp tập huấn, tham quan học hỏi kinh nghiệm, giúp bà con làm ăn có hiệu quả.
Ông Nguyễn Văn Thật, Giám đốc HTX Thạnh Phước, ở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, thông tin: Những năm gần đây, HTX luôn phát huy tốt vai trò thu mua hàng nông sản của thành viên và người dân. Ngoài ra, còn liên kết chặt chẽ giữa các thành viên và doanh nghiệp, nhằm tránh tình trạng được mùa mất giá, hay các tiểu thương ép giá. Tới đây, nhằm thúc đẩy sự phát triển và cạnh tranh trong thời hội nhập, tỉnh đã thành lập ban chỉ đạo và tiểu ban để thực hiện đề án xây dựng mô hình HTX kiểu mới, gắn với chuỗi phát triển sản phẩm chanh không hạt bền vững ở xã Đông Phước A và xã Đông Thạnh (huyện Châu Thành). Ngoài ra, Liên minh Hợp tác xã tỉnh dự kiến thẩm định và xây dựng nhà máy chế biến, bảo quản, đóng gói sản phẩm ở xã Thạnh Phước, một mặt tiến hành thu mua bao tiêu sản phẩm trọn vẹn hơn, mặt khác tạo điều kiện và phát huy sức cạnh tranh với thị trường trong và ngoài tỉnh.
CHÍ CÔNG
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.