Nguồn tin: Dân Việt, 01/04/2016
Ngày cập nhật:
2/4/2016
Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) đã khuyến cáo các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long không tiến hành rải vụ, kích thích cây ăn trái ra hoa trong thời gian hạn hán, xâm nhập mặn khốc liệt như hiện nay.
Cùng với cây lúa và các sản phẩm thủy sản, sản xuất cây ăn trái tại vùng ĐBSCL thời gian qua cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Hiện tại, nước mặn đã xâm nhập đến những vùng trồng cây ăn trái tập trung ở các tỉnh như Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang…
Xoài là giống cây ăn trái có khả năng chịu độ mặn trong nước cao. Ảnh:T.H
Tại huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre), nơi được xem là vương quốc cây giống của vùng ĐBSCL, dự báo thiệt hại do xâm nhập mặn thời gian qua tới hơn 30 tỷ đồng. Nguyên nhân là do người dân sử dụng nước nhiễm mặn để tưới cây gây ra hiện tượng cháy lá, rụng hoa, quả, cây mất sức sống, thậm chí chết cây…
Theo phân tích của TS Nguyễn Minh Châu – nguyên Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam, ĐBSCL có khoảng 280.000ha diện tích cây ăn trái các loại, trong đó, chủ yếu là cây có múi, là loại cây trồng rất mẫn cảm với nước lũ, ngập mặn. Trên thực tế, từ cuối năm 2015, đã có nhiều diện tích cây ăn trái ở ĐBSCL giảm năng suất, thậm chí chịu cảnh “chết đứng” do nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền.
Để hạn chế những thiệt hại do hạn, mặn, Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) mới đây khuyến cáo các địa phương không tiến hành rải vụ đối với các diện tích cây ăn quả bị nhiễm mặn, đồng thời kéo dài thời gian giữa hai lần tưới. Đặc biệt, nếu độ mặn lên mức > 2/1.000 thì hạn chế tưới nước cho cây.
Ngoài ra, Cục Trồng trọt cũng cho rằng, nhà vườn nên tạo lớp màng phủ để giữ ẩm cho cây trồng, có thể dùng rơm, rạ, cỏ, lục bình… phủ lên gốc để giữ ẩm cho cây. Trong thời điểm nhiễm mặn cần tăng cường bón phân hữu cơ và lân, kali hạn chế bón phân hoá học khác. Song song với các biện pháp trên, nhà vườn nên tiến hành tạo tán, tỉa cành để giảm thoát hơi nước và để duy trì cây sử dụng ít nước trong thời gian xâm nhập mặn.
Trong khi đó, theo một số nhà chuyên môn, so với các giống cây có múi, cây xoài chống chịu mặn khá hơn, ngược lại, cam, quýt thuộc nhóm cây mẫn cảm với mặn hoặc chịu mặn kém, riêng bưởi và chanh có khả năng chống chịu được độ mặn từ 0,2 – 0,3/1.000.
Do đó, với những diện tích trồng mới, nhà vườn nên cân nhắc lựa chọn giống cây trồng phù hợp, không thực hiện việc trồng mới trong mùa khô và giai đoạn xâm nhập mặn.
Trong vụ hè thu 2016, Cục Trồng trọt cũng đặt mục tiêu chuyển đổi cây trồng trên đất lúa với diện tích khoảng 15.000ha, chủ yếu sang các loại cây trồng khác như bắp (ngô), lạc (đậu), khoai lang, rau màu khác… nhằm hạn chế thiệt hại do thiếu nước tưới.
Thuận Hải
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.