Nguồn tin: Báo Đồng Khởi, 04/04/2016
Ngày cập nhật:
5/4/2016
Nhiều người đang sử dụng nước tưới bằng giếng khoan tầng nông cứu vụ bưởi năm 2016.
Thời gian gần đây, bưởi da xanh nổi lên như một đặc sản của Bến Tre. Diện tích của loại cây này tăng lên rất nhanh, đã lấn át diện tích các cây trồng khác. Nhưng trước cơn hạn mặn gay gắt hiện nay, sản lượng của cây trồng này hiện đã mất hơn 70% và theo nhiều nông dân, khả năng họ phải nhổ bỏ, trồng lại là rất cao.
Trong khi đó, rất nhiều người vì nuôi hy vọng cứu cây bằng cách khoan giếng tìm nước ngọt tầng nông để tưới nhưng xem ra dùng cách này chẳng khác gì “mò kim đáy biển”. Để cứu 8 công bưởi da xanh của gia đình mình, ông Nguyễn Văn Sốt (ấp Tân Long 1, xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày Bắc) đã thuê thợ khoan đến 2 lần (mỗi lần khoảng 3 triệu đồng) nhưng vẫn chưa tìm được nguồn nước ngọt ưng ý. Ông Sốt tâm tư: “Dù biết rằng nếu khai thác cạn nước tầng nông ngọt thì nước mặn đương nhiên vào chiếm chỗ và để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng trong thời gian dài nhưng bí quá phải làm thôi!”. Ngoài ông Sốt, có đến 7 hộ khác ở ấp Tân Long 1 cũng khoan giếng tìm nước tầng nông nhưng đều không tìm được mạch nước ngọt, nếu có cũng khai thác vài ngày là cạn.
Cạnh bên vườn ông Sốt, ông Nguyễn Văn Múp như ngồi trên đống lửa vì 2 công bưởi (1 công đang cho trái, 1 công mới trồng) cũng đang ủ rũ sau từng ngày trôi qua. “Trời thì nắng như thiêu, dưới mương thì mặn như muối! Từ Tết đến nay không có nước tưới nên tôi ủ gốc mong sao chúng vượt qua đợt hạn mặn khủng khiếp này. Bưởi mà chết chắc gia đình tôi điêu đứng! Thời điểm này năm ngoái, gia đình tôi đã thu trái nghịch vụ khoảng 10 triệu đồng, nay trắng tay đã đành mà buồn thêm là những lá bưởi đã ngả màu úa nhiều rồi” - ông Múp lặng buồn. Và ngoài cách ủ gốc chờ hết mặn, 36 hộ dân với tổng diện tích khoảng 20ha thuộc Tổ hợp tác bưởi da xanh xã Tân Thành Bình đã cắt bỏ khoảng 70% trái non để giữ sức cho cây.
“Cái đà này kéo dài khoảng 2 tháng nữa như dự báo thời tiết trên đài chắc là vườn bưởi sẽ “xong phim”. Vì khi ấy mưa xuống, cây sẽ rụng lá, nên dù có trổ hoa cũng chẳng hiệu quả gì. Trước mắt, việc cắt bỏ trái non để nuôi cây sẽ dẫn đến cuối năm 2016 người trồng bưởi xem như không có thu nhập. Theo kinh nghiệm của tôi, ai muốn theo cây bưởi da xanh này thì phải mất thêm 3 năm trồng mới có thu hoạch tiếp” - ông Đồng Văn Ba, người có kinh nghiệm hơn 10 năm trồng bưởi da xanh tại xã Thành An, huyện Mỏ Cày Bắc nói.
Cũng theo nhiều người trồng bưởi ở các địa phương như Châu Thành, Mỏ Cày Nam, TP. Bến Tre, Chợ Lách… loại cây này vốn rất khó chăm sóc và khi bị nhiễm phèn, mặn thì hầu như phải nhổ bỏ vì dưỡng lại sẽ rất khó khăn, mà nếu có thành công thì năng suất trái sẽ giảm rất nhiều.
Ông Đàm Văn Hưng - chủ vựa trái cây Hương Miền Tây (xã Phước Mỹ Trung, huyện Mỏ Cày Bắc) cho biết, hiện các vườn nhận vựa này bao tiêu thông báo nước mặn đã cắt mất 60 - 70% trái của họ. “Nhà vườn đã chọn phương án cắt bỏ trái non, đồng thời ủ gốc chờ nước ngọt là một việc làm cần thiết trước cơn thiên tai hạn mặn gay gắt hiện nay - cách làm này là niềm hy vọng duy nhất để có thể cứu cây bưởi. Tuy nhiên, về lâu dài, không có cách ngăn mặn, trữ ngọt hiệu quả thì khả năng thiệt hại bưởi da xanh ở Bến Tre là rất cao” - ông Hưng phân tích. Cũng theo ông Hưng, cùng thời gian này năm trước, cơ sở thu mua khoảng 40 tấn trái/ngày nhưng nay chỉ thu khoảng 12 tấn trái/ngày. Không có nguồn bưởi, cơ sở phải tạm cắt giảm 50 lao động và 1/2 đầu xe vận chuyển trái cây ra Bắc.
Giải pháp công trình ngăn mặn cho đến lúc này xem như không còn kịp nữa, bà con chỉ còn biết ủ gốc cây, “gồng mình” chờ qua hạn mặn và kỳ vọng các giải pháp phòng, chống hạn mặn lâu dài sẽ được thực hiện hoàn thành sớm ngày nào tốt ngày ấy.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện hơn 6 ngàn héc-ta bưởi da xanh trên địa bàn tỉnh đang chống chọi với hạn mặn và loại cây này chỉ có khả năng chống chịu được trong điều kiện độ mặn từ 2 - 3%o. Trong khi đó, độ mặn 4%o đã xâm nhập cách các cửa sông chính từ 48 - 70km, độ mặn từ 3%o trở lên đã ở khá lâu trong các kênh nội đồng (ngoại trừ 2 xã Vĩnh Bình và Phú Phụng của huyện Chợ Lách).
Việt Phương
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.