Nguồn tin: Báo Bắc Kạn, 03/04/2016
Ngày cập nhật:
7/4/2016
Mơ Bắc Kạn một thời là cây trồng xóa đói, giảm nghèo với diện tích trồng lên đến hàng nghìn ha. Thế nhưng, do việc tiêu thụ quả gặp khó khăn nên cây mơ đã dần lụi tàn, nhiều hộ dân đã chặt bỏ, thay thế bằng cây trồng khác.
Cây mơ một thời "lên ngôi"
Những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, mơ Bắc Kạn là sản phẩm hàng hóa nổi tiếng, cây mơ đem lại giá trị cao cho người dân, nhiều gia đình giàu có từ trồng mơ. Thời đó, mọi nhà đua nhau trồng mơ, là cây trồng được xác định thế mạnh của địa phương, nhất là huyện Bạch Thông. Hàng nghìn héc ta mơ đã được trồng. Bản Rạo, Xuất Hóa, Thành phố Bắc Kạn ngày nay là điểm sáng về trồng mơ của những năm đó.
Ông Nguyễn Đình Hùng (ở Bản Rạo, phường Xuất Hóa) dẫn chúng tôi vào vườn mơ hơn 300 gốc của gia đình. Ông chia sẻ: Trước kia mơ rất được giá, có bao nhiêu cũng bán hết, nhưng sau này có thời điểm giá thu mua mơ quả rớt xuống thảm hại, chỉ còn 300- 500 đồng/kg, tôi bàn với vợ định chặt bỏ để chuyển sang trồng quýt. Thế nhưng có một tư thương ở Hà Nội, là người chuyên mua mơ của gia đình nói: Gia đình cứ giữ lấy, thế nào rồi cũng khá lên. Thế là tôi giữ lại cả vườn mơ này. Và đến giờ, chí ít dù giá có bấp bênh thì việc giữ lại vườn cây cũng mang lại mỗi vụ quả khoảng 30 triệu đồng cho gia đình. Ông Nguyễn Đình Hùng cười và cho biết thêm: Vườn mơ của gia đình toàn giống mơ bản địa, trồng từ những năm 1984, đến nay cho thu hoạch ổn định trung bình 4 tấn/vụ.
Cây mơ phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng Bắc Kạn, dễ phát triển nên không tốn nhiều công hay chi phí chăm sóc. Hiện tại, diện tích trồng mơ ở phường Xuất Hóa còn khoảng 50 héc ta và cơ bản là giống mơ bản địa. Hầu hết các vườn mơ đều đã trên 20 năm tuổi. Cây mơ vẫn mang lại một khoản thu nhập khá cho nhiều gia đình.
Mơ Bắc Kạn có chất lượng rất tốt, không nơi nào sánh bằng, quả mơ chủ yếu để chế biến thành thức uống giải khát, ô mai... Theo ông Đỗ Tuấn Khiêm– Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Kạn cho biết: Vào những năm 90 của thế kỷ trước (khi đó Bắc Kạn còn thuộc tỉnh Bắc Thái), tỉnh Bắc Thái đã thực hiện nhiều dự án xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân vùng cao. Và loài cây chủ lực được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng tỉnh Bắc Thái chọn cho Bắc Kạn chính là cây mơ. Tại thời điểm đó, có một số dự án nước ngoài và của Công ty Dược Bắc Thái nghiên cứu, sẵn sàng chế biến mơ quả thành các sản phẩm như rượu mơ…
Ông Nguyễn Đình Hùng, tổ Bản Rạo, phường Xuất Hóa (thành phố Bắc Kạn) cho biết: Vườn mơ của gia đình dễ chăm sóc và cho thu nhập ổn định.
Cây mơ Bắc Kạn có tiếng là vậy. Tuy nhiên, việc phát triển thời đó cũng có những bất cập. Một số ngành chức năng đã nhập giống mơ Vân Nam (còn gọi là mơ trơn) về trồng. Giống mơ này cho năng suất cao, quả to hơn quả mơ bản địa, nhưng chất lượng không tốt, công dụng để chế biến kém, thị trường không chấp nhận.
Cây mơ chết yểu
Trong vòng mười năm trở lại đây, mơ Bắc Kạn đã dần bị quên lãng và vắng bóng trên thị trường. Giá cả thấp là nguyên nhân khiến cho cây mơ lụi tàn, điện tích trồng giảm mạnh. Từ chỗ có hàng nghìn héc ta, đến nay toàn tỉnh chỉ còn một vài trăm ha, phân tán nhỏ lẻ. Riêng diện tích mơ Vân Nam hoàn toàn đã bị chặt bỏ.
Trồng cây gì cũng vậy, sản phẩm mất giá, không tiêu thụ được thì tất yếu bị người nông dân chặt bỏ. Cây mơ là điển hình như vậy, từ chỗ là cây chính trở thành cây không ai quan tâm. Những diện tích mơ còn lại hiện nay chủ yếu là các hộ gia đình để lại cho có thêm được đồng nào hay đồng đó, không quan tâm tới chăm sóc.
Mấy năm trước, Công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Kạn có đầu tư dây chuyền chế biến sản phẩm Nectar mơ mang thương hiệu Bắc Kạn. Hy vọng thức dẩy khôi phục lại các vườn mơ nhưng cũng không mấy hiệu quả. Sản phẩm Nectar mơ ra đời bảo đảm quy định an toàn vệ sinh thực phẩm, đóng hộp đẹp, nhưng lại chẳng mấy người uống. Ngành chức năng cũng nhiều lần tiếp thị tại các tỉnh miền nam nhưng kết quả không khả thi. Dự án Nectar mơ rơi dần vào quên lãng kéo chìm theo cả hy vọng khơi dậy tiềm năng cây mơ Bắc Kạn.
Lại thêm cơ hội mới
Theo lời của ông Nguyễn Đình Điệp- Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Cây mơ Bắc Kạn đang có thêm cơ hội mới khi vừa qua Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Ninh Bình) đã hợp đồng cam kết với tỉnh sẽ thu mua sản phẩm trong thời gian 20 năm liên tục với sản lượng mỗi năm 1.200 tấn quả. Giá thu mua tối thiểu 10.000 đồng/kg. Hiện nay, công ty này đang cử cán bộ xuống thỏa thuận, ký hợp đồng với từng nhóm hộ trồng mơ ở các xã. Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao đang mở rộng sản xuất chế biến các sản phẩm mơ để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Công ty cũng xác định Bắc Kạn là vùng nguyên liệu chính. Hy vọng đây là cơ hội, tín hiệu vui cho người trồng mơ.
Những vườn mơ bản địa cổ thụ là nguồn gen quý của Bắc Kạn.
Trên thực tế, quả mơ của Bắc Kạn vẫn được các hà chuyên môn khẳng định rất có chất lượng và triển vọng cho sự phát triển. Trong tháng 3 vừa qua, đoàn công tác Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đến thăm và làm việc tại Bắc Kạn đã tới thăm mô hình trồng mơ ở Xuất Hóa. Đại diện sứ quán Nhật Bản hết sức quan tâm tới tiềm năng cây mơ Bắc Kạn và đề nghị tỉnh cung cấp thông tin cụ thể về diện tích, năng suất, giống mơ, để Đại sứ quán làm cầu nối thông tin tới các doanh nghiệp phía Nhật Bản.
Như vậy là lại thêm cơ hội và triển vọng cho quả mơ Bắc Kạn. Nhưng ngành chuyên môn cũng cảnh báo, trước khi nghĩ tới thị trường Nhật Bản thì cần phải thay đổi một số mặt hạn chế trong sản xuất thâm canh, thu hái, sơ chế. Tất cả phải có quy trình nghiêm ngặt để làm sai cho ra thị trường sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất, an toàn vệ sinh nhất.
Về định hướng phát triển cây mơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng dự tính tiến hành khảo sát diện tích hiện có đồng thời xây dựng kế hoạch khôi phục lại các vườn mơ. Trong đó tập trung mở rộng tại các địa bàn Bạch Thông, Chợ Mới, Chợ Đồn và thành phố Bắc Kạn. Thực hiện đánh giá, tuyển chọn các cây ưu tú làm cơ sở cho việc nhân giống để trồng mới. Ngoài ra, ngành cũng sẽ quan tâm việc hướng dẫn người trồng áp dụng kỹ thuật đốn tỉa, chăm sóc cho năng suất cao hơn, chú trọng tới mở rộng quan hệ hợp tác, kết nối thị trường trong và ngoài tỉnh... Và như vậy, cây mơ Bắc Kạn đang được nhắc đến để trong quá trình thực hiện phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn hiện nay./.
Tuấn Sơn
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.