Nguồn tin: Báo Quảng Ninh, 15/04/2016
Ngày cập nhật:
18/4/2016
Bình Khê (Đông Triều) có diện tích trồng cây vải vào diện nhất, nhì ở Quảng Ninh. Xã có 550ha cây ăn quả tập trung thì cây vải chiếm hơn 300ha. Những năm được mùa, vải Bình Khê đạt từ 4.500 đến hơn 6.000 tấn quả. Để nâng cao giá trị quả vải bà con nơi đây đã đưa giống vải chín sớm (U trứng, U lai) vào trồng được thị trường ưa chuộng và từ tháng 4-2015, Bình Khê lại thực hiện trồng vải theo hướng VietGAP để cho ra sản phẩm có năng suất cao. Những năm trước vào thời điểm này, vải Bình Khê đã lớn chừng bằng quả nhãn thóc; các vườn vải chín sớm quả vải đã nhỉnh nhỉnh, vì nhiều vườn cho thu hoạch vào tháng 5. Thế nhưng năm nay, chúng tôi đi dạo quanh các vườn vải, thấy nhiều cây vải chưa ra hoa, lác đác có cây có hoa nhưng chưa thành quả, kể cả các khu trồng vải theo hướng VietGAP. Theo các hộ trồng vải, thì từ trước đến nay chưa có năm nào vải Bình Khê ít như năm nay, chỉ đạt khoảng 20% so với năm trước. Các hộ trồng vải có nhiều kinh nghiệm thì đưa ra nhận định là do năm nay thời tiết bất thường. Trận mưa lụt lịch sử cuối tháng 7 đầu tháng 8-2015 gây ngập úng, tiếp sau đó là những ngày nắng nóng, đầu năm nay lại là trận rét lịch sử, tất cả những bất thường đó của thời tiết đều ảnh hưởng đến cây vải, khiến cây vải ra hoa, đậu trái cũng bất thường theo.
Lác đác có những cây vải thôn Đồng Đò đã ra hoa nhưng chưa hình thành quả.
Chúng tôi đến thôn Đồng Đò, đây là thôn có diện tích trồng vải theo hướng VietGAP lớn nhất của Bình Khê. Đồng Đò có 185 hộ dân, hầu hết đều trồng vải, trong đó 41 hộ trồng theo hướng VietGAP trên diện tích 20,8ha. Anh Nguyễn Duy Thông là người có kinh nghiệm trồng vải đã hơn 20 năm cho biết: “Khi tham gia vào mô hình VietGAP, chúng tôi được hỗ trợ 50% chi phí phân bón, thuốc trừ sâu và được tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật từ khâu chăm sóc tỉa cành đến cách bón phân, phun thuốc trừ sâu, kỹ thuật thu hái cũng như bảo quản để sản phẩm có chất lượng cao nhất, vậy mà không tính trước được sự bất thường của thời tiết”. Gia đình anh Thông có khoảng 0,6ha vải và 0,3ha nhãn, năm được mùa anh Thông thu được khoảng 100 tấn cả vải lẫn nhãn, vậy mà năm nay đến thời điểm này vẫn chỉ nhìn thấy độc màu xanh của lá. Anh Thông cũng đã đưa cây vải vào làm trang trại ở Tây Nguyên (1ha) và thuê kỹ sư trồng trọt từ Hà Nội vào chăm sóc theo dõi. Anh bảo: “Vải trong Tây Nguyên cũng mất mùa, kỹ sư nhiều kinh nghiệm cũng chịu, chỉ biết đoán già đoán non là do thời tiết bất thường thôi”.
Hầu hết các hộ trồng vải ở các thôn khác cũng loay hoay chưa biết làm gì, trong khi theo quy trình đến thời điểm này họ bắt đầu phun thuốc trừ sâu, bón phân cho vải… Thế nhưng năm nay công việc đó đành gác lại vì nhiều cây vải không có hoa, số cây có hoa thì bông chỉ lác đác. Nhìn hoa vải lưa thưa trên cây, anh Cam Văn Quảng, thôn Quán Vuông thở dài: “Bình Khê đã rất thành công mô hình vải chín sớm. Vải chín sớm vào vụ khi thời tiết còn mát, quả vải sẽ hấp dẫn hơn với người tiêu dùng. Nếu vài ba tháng nữa mới chín, khi đó thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, việc bảo quản lẫn tiêu thụ sẽ khó hơn”.
Có thể thấy trước những diễn biến bất thường của thời tiết năm nay nguy cơ mất mùa, sụt giảm sản lượng, sâu bệnh phát triển là hiện hữu, người trồng vải nên tập trung chăm sóc tốt cho những vườn đã ra hoa, bảo đảm diện tích này đậu quả, hạn chế rụng quả sinh lý, đồng thời chú trọng công tác phòng trừ sâu bệnh. Các cơ quan chức năng cần sâu sát cơ sở, theo dõi diễn biến sự phát sinh, gây hại của sâu bệnh, hướng dẫn người dân các biện pháp phòng trừ kịp thời.
Anh Vũ
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.