Nguồn tin: Người Lao Động, 18/04/2016
Ngày cập nhật:
20/4/2016
Những năm gần đây, các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Úc, Hàn Quốc… dần mở cửa nhập khẩu trái cây Việt Nam. Cơ hội lớn đã mở ra nhưng các nhà xuất khẩu trong nước vẫn chưa khai thác triệt để
Thương vụ Việt Nam tại Úc vừa cho biết chính phủ nước này đang hoàn tất thủ tục cho xoài Việt Nam vào thị trường này, cho thấy nông sản Việt dần thuyết phục được người tiêu dùng nước ngoài.
Khởi sắc
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trái cây Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 40 quốc gia, vùng lãnh thổ; trong đó, thanh long chiếm hơn 40% tổng kim ngạch. Năm 2015, cả nước xuất khẩu hơn 3 tấn trái vải, 100 tấn nhãn sang Mỹ; hơn 1.200 tấn thanh long, trên 10,6 tấn xoài vào thị trường Nhật và hơn 28 tấn trái vải tươi qua Úc. Hàn Quốc đồng ý mở rộng vùng trồng xoài xuất khẩu ngoài ĐBSCL. Tuy có khởi sắc nhưng con số tuyệt đối vẫn còn quá khiêm tốn so với tiềm năng.
Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 2 (Cục Bảo vệ thực vật) cho biết tình hình xuất khẩu trái cây tươi sang các thị trường khó tính nhìn chung tiến triển tốt. Trong quý I/2016, Việt Nam đã xuất hơn 2.139 tấn (thanh long, chôm chôm, nhãn, xoài) sang các thị trường Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, xấp xỉ 50% so với sản lượng cả năm 2015. Trái thanh long có sự tăng trưởng ấn tượng ở cả 3 thị trường này, trong đó Mỹ với hơn 1.103 tấn, bằng 60% sản lượng của cả năm 2015.
Kiểm tra thanh long xuất khẩu sang Mỹ - Ảnh: Ngọc Ánh
Theo khảo sát của một cán bộ Cục Bảo vệ thực vật (đã nghỉ hưu) trong chuyến du lịch Mỹ đầu tháng 4-2016 tại bang Texas, thanh long ruột trắng Việt Nam bán lẻ 15 USD/kg (hơn 330.000 đồng/kg), loại xấu hơn cũng trên 13 USD/kg (hơn 280.000 đồng/kg). Thông thường, giá bán của nhà xuất khẩu Việt Nam chỉ bằng 50% giá bán lẻ của nhà nhập khẩu nước ngoài.
Như vậy, với thanh long, nhà xuất khẩu Việt Nam thu được 140.000 - 165.000 đồng/kg, khá cao so với giá ở thị trường nội địa. Dự báo, trái thanh long sẽ tiếp tục là “ngôi sao” của trái cây Việt Nam xuất khẩu trong năm nay khi thị trường Đài Loan mở cửa trở lại từ ngày 1-6, sau 7 năm gián đoạn.
Ông Chu Hồng Châu, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 2, cho biết Đài Loan là thị trường tiềm năng vì người tiêu dùng ở đây rất chuộng thanh long Việt Nam. “Các nhà nhập khẩu Đài Loan nắm thông tin từ khá sớm nên đã xúc tiến tìm nguồn hàng. Hiện doanh nghiệp (DN) trong nước xuất khẩu thanh long đã có hợp đồng, chỉ còn chờ thời gian” - ông Châu nói.
Phải thoát khỏi vòng luẩn quẩn
GS-TS Võ Tòng Xuân cho rằng thị trường khó tính luôn có những quy định khắt khe nhưng nếu DN xuất khẩu đáp ứng được đơn hàng, vượt qua các rào cản kỹ thuật thì sẽ có thị trường ổn định, đơn hàng tốt. Trái cây Việt Nam nhiều năm nay không thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn: nông dân trồng tự phát, phun xịt thuốc vô tội vạ, phụ thuộc vào thương lái và thị trường Trung Quốc.
“DN phải đồng hành cùng nông dân, lo đầu ra cho sản phẩm; nhà nước có cơ chế hỗ trợ, thúc đẩy phát triển công nghiệp nông nghiệp. Thái Lan và nhiều nước khác đã làm, sao Việt Nam không làm được?” - GS-TS Võ Tòng Xuân nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, khâu tiếp thị, quảng bá sản phẩm cũng cần được quan tâm. Ông Chu Hồng Châu cho biết phải mất vài năm mới vượt qua hàng rào kỹ thuật nhưng sản lượng xoài của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật lại không như kỳ vọng, mới gần 27 tấn, tính từ tháng 9-2015 đến hết quý I/2016.
Khách hàng Nhật chuộng xoài “bao vàng” (loại được bọc quả để có màu vàng), trong khi nhà vườn trong nước lại không thể đáp ứng. Trong khi Việt Nam có xoài xanh với chất lượng vượt trội nhưng người Nhật chưa thể tiếp cận. “Để xoài xuất khẩu mạnh sang Nhật, cần phải tổ chức lại hoạt động xúc tiến thương mại” - ông Châu nói.
Ông Nguyễn Trung Dũng, Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật, cho biết gần đây, Thương vụ Việt Nam đã đưa được quả xoài vào siêu thị Aeon của Nhật và được hỗ trợ quảng bá, bán hàng. Người tiêu dùng Nhật tỏ ra chuộng loại trái cây này. Việc tiếp theo là các nhà sản xuất, xuất khẩu Việt Nam phải bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, ổn định chất lượng và giá cả để tận dụng được cơ hội.
Sẽ có thêm xoài, vú sữa vào Mỹ
Theo Tham tán thương mại Việt Nam tại Mỹ, Nhật, quá trình xúc tiến để các nước này chấp nhận cho một loại trái cây nhập khẩu phải mất từ 5 - 7 năm. Việc đáp ứng yêu cầu khắt khe của các thị trường khó tính không chỉ là cơ hội xuất khẩu trái cây Việt Nam vào thị trường đó mà còn là cầu nối để xuất sang những thị trường khác. Hiện Mỹ chỉ cho nhập 4 loại trái cây tươi Việt Nam là thanh long, vải, nhãn và chôm chôm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đàm phán để sớm có thêm xoài và vú sữa vào thị trường này.
Thương vụ Việt Nam tại Nhật cho biết Nhật đánh tiếng sẽ cho nhập thêm 1 loại trái cây Việt Nam.
Thanh Nhân - Ngọc Ánh
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.