Nguồn tin: Tiền Giang, 24/04/2016
Ngày cập nhật:
26/4/2016
Tự hào sinh ra vào năm đất nước hoàn toàn thống nhất, anh Đoàn Văn Sang, người con của quê hương Cai Lậy, luôn nỗ lực hết mình phát triển kinh tế. Anh Sang là người đầu tiên đưa thương hiệu "Thanh long Cát Tường Tiền Giang" xuất khẩu ra nước ngoài.
Mạnh dạn đầu tư
Anh Sang hướng dẫn tham quan kho lạnh.
Người dân Tiền Giang đã quen với thương hiệu "Vịt quay Cát Tường" của anh Đoàn Văn Sang, quê xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy. Dù rất thành công trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống, anh Sang vẫn muốn thử sức mình trong lĩnh vực nông nghiệp. Năm 2011, anh quyết định mua 8ha đất cặp đường Tràm Mù thuộc xã Thạnh Tân,huyện tân Ph với giá trên 3 tỷ đồng, lên liếp, đắp mô, cắm 1.000 trụ bê tông và mua giống thanh long ruột đỏ H14 ở Viện Cây ăn quả miền Nam về trồng.
Anh Sang nhớ lại: "Năm đó, khi thấy anh trồng thanh long, người dân Tân Phước ai cũng cười, cho là dở hơi khi chọn vùng đất bị nhiễm phèn nặng để trồng thanh long, vì theo bà con vùng đất này trước nay vốn chỉ thích hợp với một số cây trồng truyền thống như: Khóm, khoai mỡ, tràm... Lúc đó, nghe thế bản thân cũng rất lo lắng, nhưng khi đã quyết tâm làm thì sẽ làm tới cùng. Đất đã không phụ người, sau hơn 9 tháng canh tác, vụ đầu tiên anh thu hoạch được 15 tấn thanh long, bán với giá 25 ngàn đồng/kg. Kết quả mang lại hơn cả sự mong đợi".
Hiệu quả bước đầu cho thấy anh Sang đã thuyết phục được mọi người về quyết định táo bạo của mình, đây cũng chính là động lực để anh mạnh dạn đầu tư phát triển triển Trang trại thanh long Cát Tường. Anh Sang quyết định phát triển diện tích trồng thanh long ruột đỏ lên 22ha, rồi 40ha và đến nay là 60ha. Trong đó có 40ha cho trái quanh năm đã đạt chuẩn GlobalGAP, 20ha trồng mới giữa năm 2016 sẽ cho trái.
Được biết, năm 2015, 40ha thanh long cho thu hoạch trên 2.000 tấn, với giá bán trung bình 30 ngàn đồng/kg, anh Sang đã thu về trên 60 tỷ đồng. Dự kiến năm 2016, sản lượng thanh long thu hoạch sẽ tăng lên 3.000 tấn. Thanh long vụ mùa có giá từ 20 - 30 ngàn đồng/kg, còn thanh long vụ nghịch từ 50 - 60 ngàn đồng/kg.
Để có được hiệu quả như trên, ngoài điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, anh đã áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Anh Sang cho biết: "Anh đã đầu tư hàng tỷ đồng lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt theo mô hình tiên tiến của Israel cho vườn thanh long. Hệ thống gồm: Bể xử lý nước, bồn nước, hệ thống bơm điện, hệ thống đường ống dẫn đến từng trụ thanh long, các công trình phụ trợ khác. Với hệ thống này, khi vận hành cần rất ít lao động, kiểm soát được lượng nước tưới. Chưa kể, khi bón phân hoặc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chỉ cần hòa vào bồn chứa nước tưới, xong xả van cho hỗn hợp thuốc và nước theo đường ống đến tưới cho từng gốc thanh long. Việc này vừa tiết kiệm thuốc, phân, vừa mang lại hiệu quả cao".
Đưa thương hiệu thanh long Tiền Giang vượt quốc gia
Trước thực trạng khi sản lượng thanh long nhiều thì bị thương lái ép giá, anh Sang có một quyết định táo bạo là xây kho lạnh để bảo quản thanh long của mình và có thể thu mua, bảo quản thanh long của người dân. Năm 2015, anh Sang đã đầu tư tiền tỷ xây dựng 7 kho lạnh, có sức chứa trên 1.500 tấn thanh long. Thành lập Công ty TNHH sản xuất chế biến nông sản Cát Tường, thu mua, sơ chế, đóng gói thanh long xuất khẩu (XK). Anh Sang phấn khởi: "Năm 2015, anh đã ký hợp đồng XK trực tiếp thanh long cho 1 doanh nghiệp ở Thái Lan và đã XK 2.300 tấn thanh long ruột đỏ, 350 tấn thanh long ruột trắng; trong đó có 1.700 tấn thanh long ruột đỏ do trang trại anh sản xuất, số còn lại thu mua từ một số trang trại thanh long ở trong và ngoài tỉnh".
Từ khi có kho lạnh, anh Sang không còn sợ thanh long bị rớt giá. Theo anh, kho lạnh có thể bảo quản thanh long trong vòng 20 ngày. Bằng chứng, vừa sau Tết Nguyên đán Bính Thân, khi thấy sản lượng thanh long tăng, thương lái Trung Quốc "giả bộ" đưa ra "chiêu bài" ngưng mua, chủ yếu để ép giá, trong khi thị trường Trung Quốc có nhu cầu rất lớn; khi đó giá thanh long giảm hơn phân nửa. Vì thanh long chín không thể neo quá lâu trên cây, lại không có kho bảo quản, nên người nông dân đành bán rẻ. Nhưng lúc đó, Công ty của anh vẫn thu mua thanh long của nông dân với giá cao, bảo quản trong kho lạnh. Sau 7 - 10 ngày, do nhu cầu thị trường quá cao, thanh long của nông dân đã bán hết, thương lái Trung Quốc đành phải đến Công ty "năn nỉ" được mua lại thanh long với giá cao.
Hiện tại, Công ty TNHH sản xuất chế biến nông sản Cát Tường mỗi ngày XK trực tiếp sang Trung Quốc, Thái Lan từ 30 - 40 tấn thanh long ruột trắng và ruột đỏ. Tùy thuộc vào lượng hàng mà có ngày Công ty xuất trên 60 tấn thanh long. Chỉ tính trong 3 tháng đầu năm 2016, Công ty đã XK trên 2.000 tấn. Anh Sang cho biết: "Công ty anh chuẩn bị ký hợp đồng XK thanh long trực tiếp sang Singapore. Sản lượng thanh long XK, ngoài thanh long từ trang trại của anh, phần lớn anh thu mua của người dân trong tỉnh. Nông dân các tỉnh Long An, Vĩnh Long, Trà Vinh cũng có chở qua bán nhưng không đáng kể. Giá cả thu mua và XK chênh lệch từ 5 - 10 ngàn đồng/kg. Hiện giá thanh long ruột đỏ XK 55 ngàn/kg, anh thu mua của người dân khoảng 40 - 45 ngàn đồng/kg, đảm bảo nông dân trồng thanh long sẽ không bị ép giá".
Điều đáng tự hào là thanh long do Công ty TNHH Sản xuất chế biến nông sản Cát Tường XK ra nước ngoài được đóng gói với thương hiệu "Thanh long Cát Tường Tiền Giang". Có thể nói, đây là Công ty đầu tiên đưa thương hiệu thanh long Tiền Giang vượt quốc gia, vì đa phần sản lượng thanh long XK hiện nay đóng gói nhãn hiệu Bình Thuận.
Hiện Công ty và trang trại thanh long của anh Sang góp phần giải quyết trên 60 lao động thường xuyên và hàng trăm lượt lao động thời vụ/năm. Trong lúc hướng dẫn chúng tôi thăm các kho lạnh, cũng như các khâu sơ chế, đóng gói của Công ty, anh Sang cho biết những dự tính trong thời gian tới: "Anh chuẩn bị xây thêm kho, đầu tư công nghệ để chế biến những trái thanh long không đạt chuẩn XK; hoàn tất thủ tục pháp lý, tiến hành mở kho lạnh ngay tại thành phố Thượng Hải (Trung Quốc)".
Phương Mai
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.