Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng, 12/01/2016
Ngày cập nhật:
13/1/2016
Từ 10.000 đồng/kg, lúc rẻ cũng 7.000 đồng nhưng bây giờ chuối quả tươi chỉ còn hơn 2.000 đồng/kg mà thương lái cũng chẳng thiết tha như trước…
Trồng chuối quá “chuối”
“Mấy năm trước, thời điểm ở xã chúng tôi bắt đầu chuyển sang trồng chuối theo kiểu hàng hóa, tập trung và quy mô lớn, đầu tư bài bản thì 1kg chuối quả bán tới 12.000 - 13.000 đồng, ai cũng dồn sức vào chuối nhưng vài tháng nay giá chỉ còn 2.000 - 2.500 đồng/kg, giảm tới 6 lần mà cũng không doanh nghiệp nào muốn mua”, anh Nguyễn Văn Khương, một chủ hộ trồng hơn 2.000 gốc chuối ở xã Liên Châu (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) than vãn về tình trạng giá chuối xuất khẩu rớt giá không phanh như hiện nay.
Anh Khanh cho biết thêm, thời vàng son không chỉ trái mà cả hoa và lá đều có giá, bao nhiêu cũng không đủ cung cấp cho tiểu thương đặt hàng. Bây giờ giá quá rẻ, các trang trại đều cắt giảm người làm, không thiết tha đầu tư nữa.
Từ 10.000 đồng/kg, lúc rẻ cũng 7.000 đồng nhưng bây giờ chuối quả tươi chỉ còn hơn 2.000 đồng/kg mà thương lái cũng chẳng thiết tha như trước…
Câu chuyện ở tỉnh Vĩnh Phúc chỉ là một thí dụ nhỏ về tình hình chuối rớt giá, nông dân đang phải chặt bỏ, đem cho trâu, bò, heo ăn để chuyển sang trồng cây khác có giá trị kinh tế hơn. Ở nhiều nơi, bao gồm cả các tỉnh ở miền Trung như Quảng Trị, Phú Yên và các tỉnh Nam bộ... nhiều tháng nay, giá chuối cũng rớt thê thảm như vậy.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, có lẽ nơi khởi điểm phong trào trồng chuối xuất khẩu là xã Bản Lầu, huyện Mường Khương (Lào Cai). Năm 2000, một doanh nghiệp tư nhân đã thuê hơn 100ha đất rừng của bà con để đầu tư trồng chuối cấy mô xuất sang Trung Quốc. Sau đó, diện tích chuối vượt khỏi phạm vi trang trại của công ty, lan ra cả xã Bản Lầu và nhiều xã khác của huyện Mường Khương, Bát Xát... Đi dọc sông Hồng, chỗ nào cũng bạt ngàn đồi chuối, dứa.
Theo Bí thư Đảng ủy xã A Mú Sung (huyện Bát Xát) Nguyễn Hồng Sơn, ở đây nông dân đã từng làm giàu nhờ chuối, mua được xe máy, xây nhà khang trang nên bà con đều đua nhau trồng, hộ ít cũng 2 - 3ha, nhiều tới 10ha. Địa phương không khuyến khích nhưng bà con vẫn trồng tự phát. Còn tại xã Bản Lầu là vựa chuối lớn nhất tỉnh Lào Cai với tổng diện tích gần 500ha, năm 2015 thu sản lượng hơn 9.000 tấn trái để xuất sang Trung Quốc nhưng hiện giá chuối đang rớt xuống mức kỷ lục từ trước tới nay, làm bà con nông dân thua lỗ nặng, không thể tái đầu tư. Không ai nghĩ rằng trồng chuối có thể làm giàu như ở tỉnh Hưng Yên, đã xuất hiện rất nhiều tỷ phú, có người thu gần 4 tỷ đồng/năm nhờ chuối cấy mô, chuối tiêu hồng. Vậy mà hiện nay, hàng vạn hécta có nguy cơ phải phá bỏ.
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lào Cai, từ năm 2011 đến nay, giá chuối bắt đầu có dấu hiệu giảm dần. Thị trường tiêu thụ nội địa rất yếu nên mục tiêu trồng chuối cấy mô là để xuất khẩu sang Trung Quốc. Nhưng hiện tại Trung Quốc cũng bắt đầu trồng rất nhiều chuối, dẫn tới cung vượt cầu. Thêm chính sách tỷ giá đồng NDT của Trung Quốc gần đây có biến động nên tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn. Tại cửa khẩu Kim Thành và cửa khẩu quốc tế Lào Cai, từ giữa tháng 7-2015 đến nay bỗng trở nên vắng lặng một cách lạ lùng, khác hẳn mọi năm.
Điều tiết quy hoạch
Trao đổi với PV Báo SGGP, ông Ma Quang Trung, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho biết, hiện nay ở Việt Nam đang trồng khoảng 30 loại chuối khác nhau và loại chuối trồng ở một số nơi như Lào Cai là chuối cấy mô có diện tích khoảng hơn 1.000ha. Tính chung các loại chuối thì cả nước hiện có 128.000ha, chiếm tới 19% tổng diện tích cây ăn trái, được trồng ở khắp 3 miền. Theo các chuyên gia nông nghiệp, chuối là cây rất dễ trồng, trong khi chúng ta lại không có quy hoạch cụ thể nên trồng cây nào, diện tích bao nhiêu là vừa, hoặc chỉ quy hoạch mang tính cục bộ, trên phạm vi mỗi địa phương nên những năm qua, diện tích tăng lên quá nhanh, dẫn tới dư thừa và giá rớt xuống.
Mặc dù, theo Hiệp hội Các nhà trồng chuối và xuất khẩu Philippines (nơi chuối đang dẫn đầu nhóm trái cây xuất khẩu của nước này), những năm tới Việt Nam có thể cạnh tranh và vượt Philippines về thị phần nhưng các chuyên gia kinh tế của Việt Nam cho rằng, cần phải đẩy mạnh công nghiệp chế biến, đa dạng thị trường, tránh phụ thuộc vào một đầu mối xuất khẩu. Bên cạnh đẩy mạnh dự báo và thăm dò thị trường cũng cần tiến hành kết nối quy hoạch giữa các địa phương với nhau theo hướng địa phương nào có lợi thế về nông sản gì thì nên khai thác giá trị của đặc sản đó, tránh chạy theo phong trào. Tương tự như chuối, dưa hấu do trồng phá vỡ quy hoạch và không có dự báo thị trường tốt nên năm nào cũng đến hẹn lại ùn tắc, bị ép giá.
Phúc Hậu
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.